Cán màng thực chất là một quá trình phủ thêm lớp nhựa mỏng lên trên giấy hoặc thẻ để bảo vệ các bản in như in áp phích. Lựa chọn cán bóng hoặc cán mờ tùy vào mục đích sử dụng của bạn. Vậy bạn nên chọn kỹ thuật cán màng nào trong gia công in ấn? Điểm khác biệt giữa hai loại cán màng này là gì, bài viết dưới đây của Sansin sẽ giúp giải đáp thắc mắc đó. Chúng ta cùng nhau tìm hiểu nhé!
Thế nào là cán màng?
Cán màng là thực chất là ghép thêm một lớp màng nhựa, cụ thể màng nhựa được sử dụng phổ biến là màng BOPP có độ dày từ 10 đến 20 micron.
Có hai loại màng BOPP: màng BOPP bóng (trong) và màng BOPP mờ. Một lớp keo mỏng hay còn gọi là keo cán màng sẽ được sử dụng để kết nối giữa màng BOPP và sản phẩm cần tráng phủ. Thường sử dụng nhiều nhất sẽ là là keo EVA DA-102. Mục đích bảo vệ bề mặt in không bị trầy xước, bóng đẹp, chống thấm nước …
Cán màng keo dạng nước: Màng BOPP được phủ một lớp keo EVA lỏng DA-102 và dính chặt vào bề mặt của tờ in.
- Ưu điểm: máy móc đầu tư thấp, tiêu thụ ít điện năng, nguyên liệu dễ tìm, giá thành sản phẩm thấp, sản xuất trong nước, nhanh chóng và tiết kiệm.
- Nhược điểm: thời gian thực hiện lâu, lâu khô nếu không có bộ phận sấy, tốn keo, tốn nhân công.
Cán màng nhiệt: Màng nhiệt BOPP là màng có lớp keo EVA. Có hai loại màng nhiệt: màng nhiệt bóng và màng nhiệt mờ. Màng nhiệt được đưa vào máy cán nóng hay còn gọi là máy cán nhiệt. Máy ép màng làm tan chảy lớp keo dính và đồng thời liên kết với bản in tùy chỉnh để kết dính màng với bề mặt in.
- Ưu điểm: không hư hỏng, không nhiễm bẩn, không mất chất kết dính, tốn ít thời gian chuẩn bị, sản phẩm khô ngay lập tức, ít tốn nhân công.
- Nhược điểm: giá nguyên liệu cao, tốc độ chậm, giá thành máy cán cao, tiêu tốn nhiều điện năng.
Tại sao nên lựa chọn cán màng cho các sản phẩm in ấn?
Khi đã tìm hiểu về công nghệ in thì cán màng không còn là điều xa lạ nữa. Tuy nhiên, về cán màng, cán màng bóng và cán màng mờ được sử dụng tùy theo mục đích riêng nên không phải ai cũng hiểu rõ về công nghệ cán màng.
Việc cán màng phải được thực hiện bằng cách phủ một lớp nilon mỏng lên bề mặt bên ngoài của ấn phẩm dưới áp suất và nhiệt độ thích hợp để đảm bảo chất lượng cao nhất (độ dày, độ bền màu, chống xước,….). Nâng cao tính thẩm mỹ và độ bền của sản phẩm cuối cùng.
Trong quá trình in ấn, đặc biệt là in catalogue, in card visit, in sticker, in brochure, in folder… thì bề mặt ấn phẩm luôn được in cán mờ hoặc cán bóng để có độ bền tốt hơn. Tránh nước, chống thấm nước và bụi bẩn, giữ cho các ấn phẩm không bị phai màu và chống thấm mực.
Trong lĩnh vực in ấn, thường cán màng có thể được áp dụng bằng nhiệt hoặc chất kết dính. Hầu hết các công ty đều ưu tiên sử dụng nhiệt vì các vật liệu tạo ra liên kết ngày càng bền chặt. Độ dày của màng cán thường được đo bằng “mils” chứ không phải milimet. “Mil” là một phần nghìn inch, hay 0,001. Độ dày yêu cầu của miếng màng phụ thuộc vào môi trường vật liệu và độ cứng mong muốn.
Tìm hiểu về kỹ thuật cán màng bóng và cán màng mờ
Dựa vào độ phản quang của bề mặt sản phẩm, có thể chia công nghệ cán màng thành hai loại chính là cán màng mờ và cán màng bóng.
Kỹ thuật cán màng bóng
Sau khi in được cán màng bóng, ấn phẩm sau khi in sẽ có độ bóng nhất định, bề mặt mịn và tỷ lệ bắt sáng rất tốt, nâng cao tính thẩm mỹ cho bản in. Đồng thời, việc sử dụng công nghệ cán bóng cho phép bạn bảo vệ các ấn phẩm của mình tốt hơn, chống trầy xước, chống thấm nước, bụi bẩn và hạn chế tối đa nếp nhăn xuất hiện do các phương pháp ép truyền thống khác.
Kỹ thuật cán màng mờ
Bản in bằng kỹ thuật cán mờ có cảm giác bóng mờ, không bắt sáng, không sắc nét như kỹ thuật cán bóng. Tuy nhiên, in cán mờ càng làm tăng thêm vẻ sang trọng cho sản phẩm.
Sự khác biệt của cán màng bóng và cán màng mờ
Có thể nói cán màng bóng và cán màng mờ là 2 kỹ thuật gia công sau in được người dùng trong ngành in ưa thích nhất vì chúng dễ thực hiện và có mức giá rẻ hơn các kỹ thuật in khác. Tuy nhiên, tùy theo các ứng dụng khác nhau mà người dùng lựa chọn công nghệ xử lý phù hợp với nhu cầu của mình.
Dưới đây là bảng so sánh của hai kỹ thuật cán màng bóng và cán màng mờ.
Cán màng bóng | Cán màng mờ | |
Độ phản quang | Khi lựa chọn cán màng bóng, màu sắc thu được sẽ giúp sản phẩm của bạn có màu tươi sáng và bắt mắt hơn. | Ngược lại với cán màng bóng, sử dụng kỹ thuật cán màng mờ sẽ khiến màu sắc sản phẩm hơi sẫm hơn. |
Lớp màng | Lớp màng bóng có tác dụng giúp bề mặt sản phẩm chống bám bụi, không để lại dấu vân tay và dễ dàng lau sạch. | Lớp phủ mờ thường sẽ dễ bám bụi hơn, đồng thời cũng không có tính phản chiếu như lớp màng bóng |
Chất lượng | Khả năng bảo vệ sản phẩm của lớp màng bóng cao hơn so với lớp màng mờ. | Nếu sử dụng quá nhiều lớp màng mờ rất dễ bị trầy xước và bong tróc. |
Ứng dụng trong cuộc sống | Sử dụng trong in decal dán, tờ rơi, tem nhãn, in brochure, catalogue, card visit,… | Chuyên dùng cho name card, danh thiếp, túi giấy,… |
Lĩnh vực phù hợp | Cán màng bóng phù hợp cho lĩnh vực thời trang, làm đẹp, đòi hỏi hình ảnh phải sắc nét, nổi bật,… | Dành cho lĩnh vực yêu cầu sự chuyên nghiệp, sang trọng nhưng vẫn tinh tế như kinh doanh, nhà hàng, khách sạn,… |
Chi phí | Do các sản phẩm cán màng bóng sẽ có độ bền cao, khả năng chống nước tốt, ình ảnh sắc nét nên có giá cả cao hơn so với cán màng mờ. | Có độ sắc nét và độ bền không cao, tuy nhiên hạn chế được tình trạng lóe sáng và có giá thành rẻ hơn cán màng bóng. |
Khi lựa chọn cán màng bóng và cán màng mờ cần đáp ứng được yêu cầu gì?
Để đảm bảo sản phẩm in của bạn đáp ứng được yêu cầu của khách hàng về tính thẩm mỹ, sang trọng và nhận diện thương hiệu thì khi cán màng cần phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Thêm sự sang trọng cho các ấn phẩm của bạn.
- Màu sắc của bản in không thay đổi. Đảm bảo nhận dạng thương hiệu của sản phẩm hoặc công ty của bạn.
- Công nghệ cán màng này có thể được sử dụng một hoặc cả hai mặt của sản phẩm, tùy thuộc vào yêu cầu của bạn.
- Lưu ý đến trọng lượng giấy khi sử dụng kỹ thuật cán màng. Áp dụng cho giấy từ 170 gsm trở lên. Nếu giấy quá mỏng, trong quá trình in ấn có thể gây nhăn nhúm.
- Chỉ áp dụng cho các ấn phẩm yêu cầu cán màng toàn bộ sản phẩm.
Tác dụng của kỹ thuật cán bóng, cán mờ
Như Sansin đã trình bày ở trên, kỹ thuật cán màng có nhiệm vụ tăng tính thẩm mỹ cũng như giúp bảo vệ sản phẩm và mực in trên đó tốt hơn. Tế nhưng không chỉ dừng lại ở đó, kỹ thuật cán màng còn mang đến rất nhiều công dụng khác, cụ thể như:
- Giúp sản phẩm in ấn thêm dày và cầm chắc tay hơn.
- Giúp sản phẩm in ấn thêm bền màu, giữ được form dáng và chống thấm tốt.
- Giúp sản phẩm thêm sang trọng và bắt mắt hơn.
- Hạn chế được khả năng bám bụi trên bề mặt sản phẩm in ấn, dễ dàng vệ sinh mà không gây ảnh hưởng đến bề mặt vật liệu in
- Tăng độ bền của sản phẩm, bảo vệ sản phẩm tốt hơn trước tác động từ nhiệt độ môi trường
- Chống xước trên bề mặt sản phẩm.
Sansin hy vọng bài viết này đã giúp bạn phân biệt giữa cán màng mờ và cán màng bóng, từ đó lựa chọn hình thức cán màng phù hợp cho ấn phẩm của mình.