Để sản xuất ra các loại bao bì hộp giấy cao cấp, không thể bỏ qua công nghệ ép nhũ. Với ưu điểm vượt trội là mang đến tính thẩm mỹ cao, thể hiện đẳng cấp cũng như sự sang trọng của sản phẩm, từ đó giúp nâng cao giá trị của thương hiệu. Vậy cụ thể công nghệ ép nhũ là gì? Có những loại công nghệ ép nhũ nào? Cùng Sansin tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.
Công nghệ ép nhũ là gì?
Công nghệ ép nhũ là 1 trong những kỹ thuật gia công sau in giúp nâng cao tính thẩm mỹ cho sản phẩm in. Đáp ứng nhu cầu lắp giấy và tăng tốc quá trình in ấn.
Mực tạo nhũ là yếu tố cần thiết để tiến hành ép nhũ cho sản phẩm mà không cần dùng khuôn. Mực nhũ sẽ được in trực tiếp trên các ấn phẩm đã in trước đó. Công nghệ ép nhũ đã tạo ra nhiều loại sản phẩm có màu đẹp mắt, bên cạnh đó khách hàng còn được tự do lựa chọn màu sử dụng cho lớp nhũ. Thường là các màu như bạc, tím, trắng và camay…
Ngoài ra, so với các kỹ thuật in khác thì ép nhũ có thể giúp sản phẩm nổi bật hơn hẳn. Các sản phẩm này thường thuộc dòng cao cấp nên thường được các thương hiệu lớn nổi tiếng lựa chọn sử dụng. Có hai công nghệ phổ biến trên thị trường hiện nay được sử dụng phổ biến, đó là công nghệ ép nhũ và công nghệ ép kim. Cả hai công nghệ này đều có thế mạnh riêng và do đó vẫn được sử dụng song song với nhau. Để hiểu rõ hơn, chúng ta hãy cùng theo dõi sự khác biệt giữa hai kỹ thuật ép này ngay sau đây.
Công nghệ ép nhũ khác công nghệ ép kim ở điểm nào?
- Về lịch sử, công nghệ ép kim ra được ra đời trước so với công nghệ ép nhũ. Ngay cả ngày nay, hai công nghệ này vẫn được sử dụng rộng rãi trong in ấn và gia công.
- Thời gian hoàn thành ấn phẩm của công nghệ ép nhũ ngắn hơn so với công nghệ ép kim. Điều này là do ép kim yêu cầu phải sử dụng khuôn in còn ép nhũ thì không cần.
- Chi phí để hoàn thành quy trình ép của hai công nghệ này là như nhau. Quá trình ép nhũ diễn ra nhanh hơn so với ép kim, nhưng ép kim có thể giúp sản phẩm có độ nhún nhất định.
- Về tính thẩm mỹ và chất lượng: công nghệ ép kim có thể tạo được độ nhún nhất định cho sản phẩm nên vượt trội hơn về chất lượng so với ép nhũ, tuy nhiên về mặt thẩm mỹ, sử dụng công nghệ ép nhũ giúp mang đến sự đẳng cấp và sang trọng hơn cho sản phẩm.
Các công nghệ ép nhũ
Hiện nay ép nhũ được chia làm 2 loại chính, bao gồm ép nhũ nóng và ép nhũ lạnh.
Công nghệ ép nhũ nóng
Đây là một phương pháp gia công bề mặt có khả năng giúp sản phẩm có độ bóng và độ nét cao hơn. Ép nhũ nóng là phương pháp khá thông dụng và được sử dụng nhiều trong lĩnh vực sản xuất in nhãn và in bao bì, giúp sản phẩm có độ bóng nhất định và hiệu ứng kim loại sắc nét. Ép nhũ nóng sử dụng nhiệt để ép giấy kim loại lên bề mặt của sản phẩm, dựa trên các hình ảnh hay dòng chữ đã được thiết kế từ trước.
Các công đoạn thực hiện công nghệ ép nhũ nóng như sau:
- Bước 1: Dùng khuôn ép dán lên bàn dập trên
- Bước 2: Dán phần tay kê lên bàn dập dưới
- Bước 3: Lót ống
- Bước 4: Điều chỉnh bộ phận căng nhũ.
- Bước 5: Lựa chọn chế độ ép.
- Bước 6: Chỉnh sửa và thực hiện ép thử.
- Bước 7: Ép nhũ theo số lượng yêu cầu của khách hàng.
Công nghệ ép nhũ nóng có nhược điểm lớn đó là không gia công được trên các chất liệu có khả năng chịu nhiệt kém, nhất là khi cần phủ nhũ lên một diện tích lớn. Do đó, công nghệ ép nhũ lạnh sẽ được sử dụng trong trường hợp này.
Công nghệ ép nhũ lạnh
Công nghệ ép nhũ lạnh tuy cũng sử dụng nguyên liệu chính là màng nhũ, tuy nhiên chúng sẽ có cấu tạo khác với màng nhũ trong ép nhũ nóng.
Máy in dạng cuộn sẽ là thiết bị chủ yếu để ứng dụng công nghệ ép nhũ lạnh. Sau khi thực hiện in đầy đủ các bước, thành phẩm sau in còn cần trải qua thêm một đơn vị in nữa. Trong giai đoạn này thì sản phẩm in sẽ được ohur thêm một lớp keo UV ở vị trí cần ép nhũ lạnh. Lúc này màng nhũ sẽ được ghép sát vào sản phẩm nhờ một cặp lô ép.
Sau đó, sản phẩm in sẽ tiếp tục được đưa vào bộ phận sấy UV, lúc này phần nhũ sẽ được truyền từ màng nhũ sang và dính chặt ở vị trí đã dán keo từ trước. Phần còn lại của màng nhũ sẽ được tách ra và thu hồi lại.
Một số ưu điểm nổi trội mà ép nhũ mang đến:
- Không cần phải đầu tư thêm một thiết bị riêng để quản lý và sử dụng chính
- Ngoài ra, so với kỹ thuật ép nhũ nóng thì ép nhũ lạnh có quá trình tạo bản in dễ hơn, rẻ hơn.
- Vị trí khi thực hiện ép nhũ cũng dễ dàng và chính xác hơn.
- Thực hiện được trên nhiều chất liệu khác nhau như như mảng nhựa, decal ngựa,…
- Có độ trong suốt ở mức tương đối, do đó bạn hoàn toàn có thể quan sát hình ảnh bên ngoài và từ đó mang đến hiệu ứng độc đáo và lạ mắt cho sản phẩm.
- Có thể ép trên mảng có diện tích lớn.
- Có tốc độ ép nhũ nhanh chóng, lên đến 60-120m/phút.
Tuy nhiên, công nghệ ép nhũ lạnh rất dễ bong tróc khỏi bề mặt hoặc lem hơn so với ép nhũ nóng, do đó công nghệ này chỉ thích hợp với những vật liệu có bề mặt bóng.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều máy ép nhũ chuyên dụng được sử dụng để gia công các sản phẩm đóng gói, bao bì. Trong đó, máy ép nhũ kỹ thuật số là loại máy được sử dụng phổ biến nhất.
Máy in nhũ kỹ thuật số
Máy in nhũ kỹ thuật số có thể giúp bạn tiết kiệm rất nhiều tiền khi in với số lượng ít. Vì máy in trực tiếp nên bạn có thể in nhũ nhanh chóng và dễ dàng như in ấn bình thường. Với chi phí đầu tư không quá cao, do đó rất phù hợp để bạn sử dụng trong các cơ sở in gia công nhỏ, các văn phòng công ty, tiệm photocopy, làm bìa luận văn, làm menu nhà hàng, in thiệp cưới, in decal,…
Nguyên lý làm việc của máy in nhũ kỹ thuật số
In nhũ kỹ thuật số được biết đến là một trong những phương pháp in ấn mới, là một giải pháp cho một công việc đơn lẻ. Máy in nhũ này có thể in trực tiếp và nhanh chóng, rất tiện lợi mà không cần khuôn.
Quy trình làm việc cho một máy in nhũ kỹ thuật số như sau:
Đầu tiên, đầu in của máy sẽ di chuyển xuống vật cần in đã được đặt sẵn trên bàn máy, từ đó tạo ra áp lực lên vật cần in. Những hình ảnh cần in sẽ được số hóa và truyền thông tin tới đầu in. Đầu in của máy có nhiều phân tử nhiệt nhỏ, và chúng sẽ được đốt nóng kết hợp với áp lực do đầu in tạo ra sẽ giúp hình ảnh được truyền từ nhũ sang vật cần in. Những máy đầu in phân giải càng lớn thì hình ảnh được in ra càng sắc nét.
Ưu điểm của công nghệ in nhũ kỹ thuật số
- Giảm chi phí cho các đơn hàng bằng cách vận hành không có khuôn.
- Bạn có thể thay đổi nội dung in một cách linh hoạt và dễ dàng.
- Thành phẩm sau khi in có độ sắc nét cao trên nhiều chất liệu giấy in như giấy fort, couche, da, simili, đề can.
Tuy nhiên, kỹ thuật in này cũng có những hạn chế sau: Nó không hoạt động tốt trên bề mặt xốp và rất thô, có độ sần sùi cao và có độ phân giải tối đa 300 dpi, vì vậy bạn chỉ có thể in hình ảnh sắc nét nếu các chữ có font chữ cỡ 6-7 trở lên.