In Flexo Và In Offset Có Sự Khác Nhau Ở Điểm Nào?

In Flexo Và In Offset Có Sự Khác Nhau Ở Điểm Nào?

Trong lĩnh vực in ấn, hiện đang có hai công nghệ in đang được sử dụng nhiều nhất đó chính là in Offset và in Flexo. Cả hai công nghệ này đều có những ưu và nhược điểm riêng mà quý khách hàng nên nắm rõ để có thể lựa chọn công nghệ in phù hợp với mục đích của mình. Ở bài viết trước, Sansin đã trình bày rất kỹ càng về công nghệ in Offset và công nghệ in kỹ thuật số. Vậy in Flexo và in Offset có sự khác nhau ở điểm nào? Cùng tìm hiểu bài viết sau đây của Sansin nhé.

Công nghệ in Flexo là gì?

In Flexo hay Flexography được hiểu là công nghệ in trực tiếp có bản in nổi. Đây còn được xem là phương pháp in hiện đại của kiểu in dập chữ (Letterpress). Sử dụng công nghệ in Flexo có thể in trên hầu hết các bề mặt với nhiều chất liệu khác nhau, cụ thể như nhựa, màng kim loại, giấy, ly thủy tinh, giấy màng bóng kính…

Ngày nay, in Flexo được sử dụng rộng rãi ở những nơi in ấn, in nhãn mác, in bao bì, túi giấy, thùng carton và nhất là dùng để in dạng cuộn.

Vậy quy trình in Flexo gồm có các bước nào, có những ưu nhược điểm nào? Cùng xem tiếp ngay sau đây.

In Flexo Và In Offset Có Sự Khác Nhau Ở Điểm Nào?

In Flexo hay Flexography được hiểu là công nghệ in trực tiếp có bản in nổi

Quy trình in công nghệ Flexo

In Flexo chủ yếu gồm 4 bước cơ bản như sau:

Bước 1: chế bản và xử lý file in

Để có thể thu được một sản phẩm in sắc nét, chất lượng đồng đều mà không bị hỏng khi in Flexo thì khâu chế bản trên máy tính đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Chế bản được hiểu là quá trình xử lý các tập tin thiết kế, sắp xếp trang in, dàn trang, bình trang và thiết lập chế độ màu CMYK. Phần mềm thiết kế và tạo ra các chế bản cuối cùng thường là accs phần mềm chỉnh sửa hình ảnh như Illustrator, Corel Draw, Adobe Acrobat, …Khi xuất file ra định dạng file cuối cùng là pdf.

Bước 2: Output film 

In Flexo sử dụng công nghệ CTF (Computer to Film), có tác dụng chuyển đổi dữ liệu kỹ thuật số (Digital) từ máy tính thành dữ liệu tương tự (analog) trên film bằng sự trợ giúp của máy ghi phim. Bản phim thường có bốn phim đại diện cho các màu C (Cyan: lục lam), M (Magenta: đỏ tươi), Y (Yellow: vàng) và K (Black: đen). 

In Flexo Và In Offset Có Sự Khác Nhau Ở Điểm Nào?

In Flexo sử dụng công nghệ CTF

Bước 3: Phơi khuôn in

Sau khi film đã hoàn thành, chúng sẽ được dán lên các bản kẽm. Lúc này các tấm kẽm sẽ tiếp tục được cung cấp cho máy phơi kẽm. Dựa trên nguyên tắc quang hóa, các phần tử nào không cần thiết cho quá trình in ấn sẽ bị ăn mòn. Các phần tử in có ánh sáng không xuyên qua được, hoặc chỉ có thể xuyên qua một phần, sẽ bị ăn mòn một phần hoặc hoàn toàn.  

Lưu ý: nhờ sự phát triển của khoa học công nghệ, các nhà sản xuất ngày nay đã tạo ra máy ghi hình ảnh (còn gọi là máy ghi kẽm hoặc máy tính CTP vào bản) cần in trực tiếp trên bản kẽm. 

In Flexo Và In Offset Có Sự Khác Nhau Ở Điểm Nào?
Các nhà sản xuất ngày nay đã tạo ra máy ghi hình ảnh (còn gọi là máy ghi kẽm hoặc máy tính CTP vào bản) cần in trực tiếp trên bản kẽm

Bước 4: In Flexo

Sau đó, các bản khuôn in sẽ được gắn vào trục. Trước khi in, bạn cần điều chỉnh ốc vít màu sao cho hình ảnh trên bản kẽm trùng với bản in.

In Flexo Và In Offset Có Sự Khác Nhau Ở Điểm Nào?
Trước khi in, bạn cần điều chỉnh ốc vít màu sao cho hình ảnh trên bản kẽm trùng với bản in

In Flexo và những ưu điểm nổi bật

Rất nhiều nhà máy sản xuất đã và đang sử dụng công nghệ in ấn Flexo, vậy những ưu điểm vượt trội mà kỹ thuật in này mang lại là gì?

  • Quy trình in ấn Flexo diễn ra nhanh chóng, dù quá trình thiết lập máy móc tiêu tốn khá nhiều thời gian nhưng tốc độ sản xuất nhanh gọn của chúng đã loại bỏ khuyết điểm này hiệu quả.
  • Các bản in Flexo hoàn toàn có thể tái sử dụng nên giúp doanh nghiệp tết kiệm chi phí hơn.
  • Kỹ thuật in Flexo có thể được sử dụng cho nhiều loại mực in khác nhau, bên cạnh đó còn có thể in được trên nhiều chất liệu, từ cứng đến mềm, rồi các vật liệu hấp thụ hoặc không hấp thụ…
  • Quy trình in ấn diễn ra liên tục và đồng đều, từ những khâu đầu tiên cho đến khâu hoàn thiện sản phẩm. Đối với các kiểu in khác khi thực hiện các công đoạn khác như cắt, phủ vecni hay cắt bản in…được làm riêng biệt với nhau thì khi sử dụng công nghệ in Flexo, các công đoạn này sẽ được làm kết hợp và linh hoạt với nhau. Do đó với các đơn hàng có số lượng lớn thì sử dụng công nghệ in Flexo là cực kỳ phù hợp vì nó có tính quay vòng nhanh.
  • Có mức chi phí vận hành liên quan tương đối thấp nhờ không cần phải có các lớp phủ đặc biệt trên bề mặt của các bản in, do đó chi phí in ấn và các vật liệu liên quan không tiêu tốn nhiều.
  • Vệ sinh và bảo quản kỹ lưỡng thì người dùng có thể sử dụng máy in Flexo trong thời gian khá dài, các mức chi phí tiêu hao trong thời gian máy hoạt động cũng thấp.
  • Hơn hết, công nghệ in Flexo sử dụng mực gốc nước, do đó giúp giảm lượng khí thải độc hại ra bên ngoài môi trường và thân thiện với môi trường hơn.
In Flexo Và In Offset Có Sự Khác Nhau Ở Điểm Nào?
Kỹ thuật in Flexo có thể được sử dụng cho nhiều loại mực in khác nhau

Một số nhược điểm của công nghệ in Flexo

Bên cạnh những ưu điểm vượt trội kể trên, in Flexo cũng có những nhược điểm trong quá trình vận hành và sản xuất, cụ thể như:

  • Từng bộ phận máy móc của máy in Flexo khá phức tạp, chúng có nhiều thiết bị và các dụng cụ tích hợp, được liên kết chặt chẽ với nhau. Do đó, khi muốn lau chùi, hay vệ sinh máy móc khá khó khăn và mất nhiều thời gian hơn.
  • Điểm ảnh bị quá nhiều, áp lực giữa các trục tô có thể gây nhòe sản phẩm in
  • Mực dễ bị lem qua các cạnh bên, do bị dư từ trục anilox chuyển sang khuôn in và sang bề mặt giấy. Mực in dư thừa có thể dẫn đến tràn mực hoặc nét in bị to ra.
  • Một số tình trạng thường gặp như mực in bị đốm hoặc mực in có đường kẻ, nguyên nhân chính là do trục mực cung cấp không đồng đều, mực bị khô hoặc trục mực  không nhận được mực đều từ khay mực.
  • Các bản in nổi có chi phí khá cao. Mỗi màu in sẽ phù hợp với một bản in khác nhau, do đó sử dụng công nghệ in Flexo chỉ phù hợp với khối lượng in lớn.
  • Thời gian thiết lập máy in Flexo mất khá lâu. Kể từ khi nhận đơn từ khách hàng, họ sẽ phải lên kế hoạch các màu cần in, với những đơn có càng nhiều màu sắc thì thời gian in càng lâu.
In Flexo Và In Offset Có Sự Khác Nhau Ở Điểm Nào?
Từng bộ phận máy móc của máy in Flexo khá phức tạp, chúng có nhiều thiết bị và các dụng cụ tích hợp

Sự khác nhau giữa in flexo và in offset

Giữa in Flexo và in Offset có sự khác biệt nào không? Cùng xem tiếp ngay sau đây nhé.

In Flexo và in Offset có sự khác nhau về bản in

Với công nghệ in Offset thường sử dụng những bản in vằng cao su, những hình ảnh cần in sẽ được gián tiếp in lên giấy. Còn với công nghệ in Flexo thì khác, nhà sản xuất sẽ sử dụng các bản in nổi linh hoạt, với chất liệu chính là hợp chất photopolymer.

Mực in của kỹ thuật in Flexo và in Offset

Công nghệ in Offset thường sử dụng 4 màu chính, bao gồm: lục lam, đỏ, vàng và màu chính(có thể là màu đen), mực in được sử dụng là mực nước hoặc mực UV có thể tái chế được.

Công nghệ in Flexo thì thường sử dụng spot color và có nhiều loại mực được sử dụng hơn, cụ thể là: mực nước, mực UV tái chế và cuối cùng là mực hòa dung môi.

In Flexo Và In Offset Có Sự Khác Nhau Ở Điểm Nào?

Công nghệ in Offset thường sử dụng 4 màu chính

In Flexo và in Offset trên chất liệu nào?

Với các máy in Offset, các chất liệu giấy có thể được sử dụng rất đa dạng, cụ thể như giấy, kim loại, giấy bóng kính hay nhựa vinyl, gỗ,… , bên cạnh đó, bề mặt được dùng để in ấn không cần phải bằng phẳng.

Ngoài ra, với kỹ thuật in Flexo, các loại vật liệu có thể sử dụng được bao gồm các loại vật liệu không hấp thụ như bạc, thủy tinh, kim loại, vải, bìa cứng…

In Flexo Và In Offset Có Sự Khác Nhau Ở Điểm Nào?
Các máy in Offset, các chất liệu giấy có thể được sử dụng rất đa dạng

Ứng dụng của in Flexo hiện nay

Với hàng loạt ưu điểm vượt trội, ngày nay việc ứng dụng công nghệ in Flexo đóng vai tèo cực kỳ quan trọng trong lĩnh vực in ấn và được sử dụng đa dạng trong nhiều mặt hàng khác nhau, cụ thể như:

  • In tem nhãn bằng công nghệ flexo
  • In ấn bao bì, túi giấy, in túi ni lông, vỏ thùng carton….
  • Các sản phẩm cần in liên tục dưới dạng dạng cuộn.

Với công xuất in ấn nhanh chóng, các sản phẩm in ấn Flexo có thể phục vụ tốt những nơi như ngành công nghiệp thực phẩm. So với những kỹ thuật in ấn cũ, công nghệ in Flexo cũng được xem là một trong những kỹ thuật in hiện đại tối tân.

Có thể thấy, kỹ thuật in Flexo và in Offset đều là những kỹ thuật in ấn hiện đại và được sử dụng nhiều trong cuộc sống hằng ngày, rất nhiều nhà sản xuất đã sử dụng 2 kỹ thuật trên cho các chất liệu vải, gỗ, giấy, kim loại…Hy vọng qua bài viết trên của Sansin sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về 2 công nghệ in Flexo và in Offset, từ đó lựa chọn được kỹ thuật in ấn phù hợp với nhu cầu, mong muốn cũng như cách thức đóng gói của sản phẩm hơn.

 

Trả lời