NHỮNG CÔNG ĐOẠN HOÀN TẤT SẢN PHẨM IN ẤN. Thường thì chúng ta có thể thấy nhữn sản phẩm in ấn như brochure, catalogue, tạp chí, báo,… được in ấn với chất lượng khá là tốt và có màu sắc, thiết kế ấn tượng nữa. Nhưng bạn có biết những sản phẩm đó phải trải qua nhiều giai đoạn trông in ấn. Không phải chỉ in ra là xong đâu bạn nhé, nó phải qua nhiều công đoạn phía sau nữa. Và những công đoạn đó được gọi là hoàn tất sản phẩm in ấn, chúng ta cùng nhau tìm hiểu nhé.
Cắt xén
Mục đích của giai đoạn này là giúp cho sản phẩm có đúng kích thước như yêu cầu. Không phải sản phẩm nào cũng đều về kích thước như những trang A4, A3. Nên việc cắn xén sản phẩm là một giai đoạn rất cần thiết đấy bạn nhé. Một sản phẩm in ấn hoàn thiện thì trước tiên phải xem nó đã đúng kích thước với yêu cầu chưa. Hoặc có thể là có nhiều sản phẩm trên một tờ in, nên chúng ta cũng có thể dùng cách này để cắt ra. Thiết bị để bạn có thể dễ dàng thực hiện ở công đoạn này là máy cắt 1 mặt hoặc có cả máy cắt 3 mặt.
Cắt xén
Cán màng
Ở công đoạn này thì chúng ta sẽ phủ một lớp nhựa PE, PP mỏng lên sản phẩm in ấn. Nó sẽ giúp cho bề mặt của sản phẩm này được bảo vệ khỏi sự trầy xước. Và nó còn làm tăng thêm tính thẩm mỹ cho các ấn phẩm này nữa. Cán màng có 2 loại là cán mờ và cán bóng, bạn có thể tùy bào yêu câu của sản phẩm mà lựa chọn thật phù hợp. Các loại sản phẩm như brochure, bìa catalogue, namecard,… thường sẽ được sử dụng cán màng. Khi các sản phẩm được cán màng thì nó sẽ có màu sắc được thể hiện sắc nét hơn.
Cán gân
Cán gân ở đây có nghĩa là chúng ta sẽ tạo ra hoa văn trên các tờ giấy sau khi in. Nó sẽ được đi qua náy cán gân với 2 trục kim loại, một trục giúp tạo ra vân trên bề mặt giấy. Nếu muốn sản phẩm in ấn có thêm phần hiệu ứng đặc biệt thì bạn có thể dử dụng cán màng và cán gân đấy. Thường thì chúng ta sẽ tháy hiệu ứng này ở sản phẩm như vìa tập học, thiệp mời,…
Cán gân
Tráng phủ
Đây là công đoạn giúp cho bề mặt của sản phẩm được phủ một lớp vecni với độ bóng. Nó giúp bảo vệ bề mặt của các tờ in này, và có các loại tráng phủ như sau. Với phủ lắc thì chúng ta sẽ có nguyên liệu là mực lắc và được thực hiện trên máy offset. Còn về phủ UV thì sẽ có nguyên liệu là vecni và thực hiện trên máy tráng phủ UV. Hay là máy in offset có đơn vị tráng phủ UV và nó giúp cho bề mặt sản phẩm bóng, nổi, bề mặt cát,… Chúng ta có thể tiện lợi sử dụng phủ từng phần hoặc phủ toàn phần trên sản phẩm in ấn.
Ép nhũ hay còn gọi là ép kim
Ép nhũ ép kim là hình thức làm tăng độ thẩm mỹ cho bề mặt của sản phẩm sa khi in. Nó sẽ giúp cho sản phẩm có bề mặt trông đẹp hơn với những chữ nhũ bạc, vàng,… Và chúng ta thấy trong các thiệp cưới, card visit sẽ hay sử dụng công đoạn này.
Ép nhũ hay còn gọi là ép kim
Cấn bế
Công đoạn này giúp chúng ta tạo ra những vạch gấp trên các hộp giấy, bao thư,… Có nhiều sản phẩm in ấn phức tạp thì khó có thể cắt được bằng máy cắt, thì chúng ta phải cần công đoạn này.
Ngoài những công đoạn chính này để hoàn thiện sản phẩm in ấn ra. Chúng ta còn có một số công đoạn như gập kim, dán thùng, dán cửa sỗ,…