Các chất liệu bìa carton đã quá quen thuộc trong nhiều ngành nghề lẫn đời sống thường ngày của con người. Tuy vào nhu cầu của mình mà bạn có thể chọn chất lượng sao cho phù hợp. Một số các sản phẩm phổ biến như thùng carton, hộp carton có tính ứng dụng khá lớn và có rất nhiều loại sản phẩm khác nhau. Vậy cụ thể giấy carton là gì, có những loại giấy carton nào? Được ứng dụng ra sao? Hãy cùng Sansin tìm hiểu ở bài viết sau đây nhé.
Thế nào là giấy carton?
Giấy carton là thành phần chính để có thể sản xuất ra các loại thùng carton và hộp carton, đựng sử dụng để đóng gói hàng hóa, vận chuyển hoặc để lưu kho.
Hiện nay có rất nhiều loại giấy carton khác nhau, trong đó loại giấy được sử dụng nhiều nhất đó chính là chất liệu giấy carton sóng. Do đó, trong bài viết này Sansin sẽ nói về giấy carton sóng là chủ yếu.
Giấy carton còn có tên gọi khác bìa cứng hoặc bìa cát tông, carton sóng. Được cấu tạo nên từ 2 loại giấy chính đó chính là giấy thường và giấy sóng. Giấy carton mỏng nhất thì sẽ có 2 lớp, dày hơn thì các loại giấy 3 lớp, 5 lớp hoặc 7 lớp, các loại anyf thì được sử dụng phổ biến hơn trong lĩnh vực in ấn. Hiện nay, loại giấy carton dày nhất còn có đến 9 lớp.
Giấy carton là thành phần chính để có thể sản xuất ra các loại thùng carton và hộp carton
Giấy carton và cấu tạo chính
So với các loại giấy thông thường khác, các loại giấy carton thường có cấu tạo đặc biệt hơn nhiều, mang đến độ cứng và độ bền của giấy cao hơn hẳn. Mặc dù cũng sử dụng các loại giấy mỏng, tuy nhiên với cấu tạo đặc biệt này mà carton đã trở loại loại bao bì được làm từ giấy phổ biến nhất trên thị trường được rất nhiều khách hàng lựa chọn để in ấn bao bì giấy cho sản phẩm.
Cấu tạo chính của giấy carton
Thành phần chính của giấy carton bao gồm 3 thành phần chính, cụ thể gồm: giấy, Polyethylene và nhôm.
Phân tích về thành phần giấy trong carton
Thành phần giấy được sử dụng ở bìa carton được sản xuất từ bột gỗ tự nhiên, hoặc thông qua sự tái chế của nhiều loại giấy khác. Giấy là thành phần chiếm tỷ lệ nhiều nhất trong sản phẩm bìa cứng carton.
Bên cạnh đó, đó đảm bảo chất lượng của các thùng carton, giấy để làm bìa carton cũng được xử lý kỹ lưỡng để loại bỏ tối đa các tạp chất lẫn vào bên trong. Với những quy trình xử lý khác nhau sẽ cho ra các loại giấy carton có chất lượng khác nhau, có từ các sản phẩm cao cấp đến các sản phẩm phổ thông.
Thành phần giấy được sử dụng ở bìa carton được sản xuất từ bột gỗ tự nhiên
Thành phần polyethylene
Polyethylene là chất nhựa dẻo, còn được đến với các tên gọi như PE hoặc Polyethylene – là chất nhựa hữu cơ được tạo thành bởi phản ứng trùng hợp. Với tính cơ học đặc trưng, có nhiệm vụ tạo độ cứng và sự dẻo dai hơn cho giấy carton, từ đó giúp các sản phẩm từ giấy carton bền và cứng hơn.
So với thành phần giấy, Polyethylene chiếm tỷ lệ thấp hơn nhiều, tuy nhiên, tùy theo tính chất của từng thùng carton muốn sản xuất mà nhà sản xuất có thể thay đổi hàm lượng Polyethylene phù hợp.
Thành phần nhôm trong giấy carton
Chiếm tỷ lệ thấp nhất trong giấy carton, có tác dụng tăng cường khả năng chống ăn mòn, ngăn ngừa khả năng nhiễm từ và không bốc cháy được kể cả ở nhiệt độ thông thường.
Nhôm là thành phần có tỷ lệ thấp nhất trong một thành phẩm bìa carton, với tỷ lệ rất nhỏ thì nhôm giúp cho giấy carton tăng khả năng chống ăn mòn, ngoài ra thì thùng carton cũng không bị nhiễm từ và không bốc cháy ở nhiệt độ thông thường.
Tùy theo độ dày của giấy carton mà có cấu trúc chung giống nhau.
Cấu trúc chung theo độ dày của giấy
Cấu trúc thường gặp nhất của các loại giấy carton đó chính là cấu tạo 2 lớp: 1 lớp giấy thường và 1 lớp giấy sóng. Tùy theo số lượng lớp giấy mà giấy carton sẽ có đa dạng độ dày khác nhau.
Giấy với các lớp sóng khác nhau sẽ tạo ra những cấu trúc giấy carton khác nhau. Hiện nay, có 4 loại sóng carton đang được sử dụng nhiều nhất đó chính là A, B, C và E. Các loại sóng này đều có các tính chất riêng biệt khác nhau, do đó chúng có những khả năng khác nhau để phù hợp nhu cầu của người dùng. Ngoài ra, các nhà sản xuất cũng sản xuất các loại giấy carton kết hợp nhiều loại sóng khác nhau, từ đó tạo ra những tính chất đặc biệt, nhờ đó quá trình đóng gói vận chuyển hàng hóa được an toàn, hạn chế được rủi ro tốt hơn.
Cấu trúc thường gặp nhất của các loại giấy carton đó chính là cấu tạo 2 lớp: 1 lớp giấy thường và 1 lớp giấy sóng
Đặc điểm và tính chất của 4 loại sóng trong việc làm giấy carton
- Sóng A: loại sóng này chỉ cao khoảng 4.7mm, bước sóng trên mỗi 30cm giấy là 33. Loại sóng A có tác dụng chịu được lực phân tán tốt.
- Sóng B: loại sóng này thì cao khoảng 2.5mm, có số bước sóng trên mỗi 30cm giấy là khoảng 47 bước sóng. Sóng B có khả năng chịu được lực xuyên thủng cao.
- Sóng C: có độ cao 3.6mm, bước sóng có trên mỗi 30cm giấy là 39 bước. Sóng C có độ cao ở giữa sóng A và sóng B nên có thể vừa chịu được lực phân tán và cả lực xuyên thủng, tuy nhiên khả năng chịu lực hay phân tán lực không tốt như dòng sóng A hoặc sóng B.
- Sóng E: đây a loại sóng thấp nhất trong số 3 loại sóng vừa được kể ở trên, có độ cao chỉ 1,5mm, chỉ khoảng 30cm3 lại có 90 bước sóng. Loại sóng này còn có khả năng chịu lực tốt, tuy nhiên lớp giấy carton này khá mỏng nên chỉ được sử dụng để đóng gói sản phẩm có trọng lượng thấp.
4 loại sóng làm giấy carton
Tỷ lệ các thành phần của giấy carton
Để tạo ra 1 thành phần hộp carton tốt, điều quan trọng đầu tiên đó chính là tỷ lệ các thành phần phải chính xác:
- hàm lượng tỷ lệ các thành phần được sử dụng để chế tạo giấy carton gồm:
- 74% được làm từ giấy thường
- 22% được làm từ Polyethylene
- 4% Được làm từ nhôm:
Tỷ lệ này không chỉ giúp điều hòa nhiệt độ mà còn có thể chống được sự tác động của nhiệt độ, môi trường thông thường, nếu hàng hóa lưu trữ trong môi trường khác thì cần thay đổi tỷ lệ thành phần cho phù hợp.
Phân loại giấy carton theo số lớp
Các loại giấy carton được phân loại dựa trên cấu trúc của số lớp giấy, do đó có rất nhiều loại giấy carton khác nhau, trong đó phổ biến nhất là giấy carton 3 lớp, 5 lớp và 7 lớp.
Loại giấy carton 3 lớp
Giấy bìa cứng ba lớp là một loại bìa carton được cấu tạo bởi ba lớp giấy, hai lớp là giấy thường, một lớp là bìa cứng sóng, và đối với phần giấy thường người dùng có thể lựa chọn loại giấy theo nhu cầu thì của mình. Bạn có thể chọn một loại giấy sóng số bốn loại, A, B, C và E.
Lớp giấy cứng bìa carton 3 lớp thường được sử dụng để đóng gói hàng hóa có trọng lượng nhẹ và vừa, cần cần thùng carton sử dụng thì nên chọn loại khác dày hơn. Với các loại giấy carton 3 lớp thường sử dụng song B hoặc sướng C là chủ yếu.
Loại giấy carton 5 lớp
Đây là loại giấy được tạo thành từ năm lớp giấy. Trong đó 3 lớp giấy thường có 2 lớp mặt trong và 1 lớp mặt ngoài (mịn, đẹp, in được). Hai lớp giấy gợn sóng còn lại xếp xen kẽ một tờ giấy có sóng cao và một tờ giấy có sóng thấp.
Tùy theo yêu cầu của bạn và tính chất của hộp mà bạn có thể ghép các lớp sóng khác nhau để tạo ra sản phẩm ưng ý nhất. Thùng carton 5 lớp dày dặn còn giúp tăng cường khả năng bảo vệ sản phẩm. Cấu tạo thông thường của thùng carton 5 lớp đó chính là có các lớp sóng cao bên trong giúp phân tán lực và lớp sóng thấp ở bên ngoài để chống lực tác động từ bên ngoài.
Thùng carton 5 lớp được sử dụng để làm hộp đóng gói các mặt hàng nặng như máy móc và đồ đạc, đồ nội thất…
Thùng carton 5 lớp được sử dụng để làm hộp đóng gói các mặt hàng nặng như máy móc và đồ đạc
Loại giấy carton 7 lớp
Giấy carton 7 lớp là loại giấy có 3 lớp sóng và giấy thường với 4 lớp, được sử dụng nhiều cách kết hợp sóng khác nhau, phổ biến nhất là BCE. Giấy carton 7 lớp có thể được sử dụng để làm các sản phẩm thủ công hoặc giấy bìa mô hình. Ngoài ra, loại giấy này còn được dùng trong sản xuất các loại hộp cần độ bảo vệ sản phẩm cao trong quá trình vận chuyển.
Các loại giấy carton khác
Ngoài ba loại giấy carton mà sansin liệt kê ở trên, còn có sản phẩm giấy carton 2 lớp và giấy carton 9 lớp.
Giấy carton hai lớp rất mỏng nên thường không được sử dụng để làm hộp, nhưng nó được sử dụng như một lớp lót để tăng cường bảo vệ cho sản phẩm và hàng hóa.
Giấy carton 9 lớp ít được sử dụng tại Việt Nam. Giấy này chỉ được sản xuất cho các ngành công nghiệp hay ngành nghề đặc thù.
Ưu điểm của giấy carton
- Dễ cắt và tùy chỉnh linh hoạt: Giấy bìa carton cứng thường được cắt thành nhiều kích thước 9hay từng khổ) khác nhau để sử dụng, và các máy in khác nhau, được lắp ráp theo nhiều cách để hình thành nên các sản phẩm như carton dán, carton đóng phim và carton gài.
- Giá rẻ: do nguyên liệu chính để làm nên giấy carton chủ yếu là giấy nên người dùng có thể tiết kiệm được chi phí so với các chất liệu bao bì khác.
- Có độ bền cao: Nhờ cấu tạo từ lớp giấy gợn sóng mà giấy bìa có khả năng phân tác lực tác động và chịu lực tốt hơn.
- Thiết kế đa dạng: Bên ngoài thùng carton thường được làm bằng giấy mịn, có thể dễ dàng cắt và in ấn, cho ra sản phẩm đa dạng và đẹp mắt, đáp ứng mọi nhu cầu của quý khách hàng.
- Trọng lượng nhẹ và nhỏ gọn: hộp carton không quá nặng, chỉ nặng hơn giấy bình thường một ít, có thể dễ dàng gấp lại và mở ra để mang theo và cất giữ.
- Bảo vệ sản phẩm tốt hơn: Khả năng chịu lực và tránh ánh nắng mặt trời giúp bảo vệ sản phẩm trong hộp carton tốt hơn.
Nhược điểm của giấy carton
- Thời gian bảo quản ngắn: Do giấy là thành phần chính của thùng carton nên thường không bảo quản được lâu, bị phân hủy khi tiếp xúc với không khí ẩm, bìa thường bị mục hoặc xuất hiện mối mọt… gây hỏng hóc khi lưu trữ trong thời gian dài.
- Dễ cháy: Các thùng carton nên được bảo quản ở nhiệt độ phòng vì ở những nơi có nhiệt độ cao sẽ khiến giấy dễ bắt lửa hơn-
- Tính kỵ nước: Vì thùng carton được làm bằng giấy nên rất kỵ nước và khi tiếp xúc với nước, giấy trở nên mềm và không giữ được độ cứng ban đầu.
Bài viết trên Sansin đã cung cấp cho bạn các thông tin về giấy carton và những loại giấy carton được sử dụng phổ biến. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn nếu đang tìm kiếm thùng carton để sử dụng nhé.