7 Loại Mực In Được Sử Dụng Nhiều Nhất Trong In Ấn

7 Loại Mực In Được Sử Dụng Nhiều Nhất Trong In

Để tạo nên một thành phẩm in đẹp, đều màu và chất lượng cao thì mực in là một yếu tố cực kỳ quan trọng. Nói đến mực in thì có rất nhiều loại, tùy vào mục đích khác nhau mà bạn có thể lựa chọn loại mực in phù hợp. Vậy cụ thể trong in ấn sử dụng những loại mực in nào? Cùng Sansin tìm hiểu kỹ càng về 7 loại mực in được sử dụng nhiều nhất trong in ấn ở bài viết sau đây nhé.

Loại mực in Ribbon chuyên sử dụng cho in mã vạch

Mực in Ribbon hay được biết đến với các tên khác là mực in mã vạch, ribbon nhiệt, hoặc ribbon in mã vạch. Tính theo bề dày lịch sử thì mực in ribbon là loại mực in cơ học đã được sử dụng lâu đời trong ngành công nghiệp in ấn.

Đến ngày nay, mực in ribbon này chỉ được sử dụng chủ yếu để in biên lai hoặc in hóa đơn. Đối với một số loại ribbon cao cấp như ribbon nhiệt, có thể in ra thành phần chất lượng cao nên thường được in cho các chất màu đặc biệt, điển hình như lá kim loại.

Hiện nay mực in ribbon được phân ra làm 3 loại chính như sau:

  • Mực in mã vạch Wax: loại mực in này có những ưu điểm vượt trội như giá thành rẻ, có nhiệt độ nóng chảy thấp, nhờ vậy nên ít gây tổn hại đến đầu in. Mực in mã vạch wax thường được dùng nhiều trong các ngành không yêu cầu quá cao về độ bền như in mã vạch hàng hóa trong siêu thị, in mã vạch hàng hóa vận chuyển,…
  • Mực in mã vạch wax/ribbon: có thể nói đây là loại mực in mã vạch được sử dụng nhiều nhất hiện nay, với những đặc điểm như chống trầy xước tốt, có khả năng chịu được nhiệt nên dùng nhiều để in các loại tem nhãn có chất lượng cao.
  • Mực in mã vạch Resin: loại mực in có độ bám dính cao, do đó được sử dụng nhiều nhất để in các loại decal mã vạch sử dụng trong môi trường khắc nghiệt, có nhiệt độ cao hoặc môi trường ẩm thấp, đông lạnh. Cụ thể như một số lĩnh vực in decal bạc, in decal pvc, in mã vạch trong may mặc hoặc các sản phẩm đông lạnh,… 
7 Loại Mực In Được Sử Dụng Nhiều Nhất Trong In
Mực in ribbon này chỉ được sử dụng chủ yếu để in biên lai hoặc in hóa đơn

Mực in gốc nước, được sử dụng để in gỗ, in giấy carton

Loại mực in gốc nước này chuyên được dùng để in trực tiếp lên các vật liệu làm từ xenluloza như vải sợi bông, vải lụa, chất liệu làm từ thiên nhiên như đay, gai, mây tre, chiếu cói, gỗ…

Mực in gốc nước có thể hòa tan trong nước ở nhiệt độ thường (khoảng 50 độ đến 60 độ C, dưới 25 độ C sẽ khó tan hơn). Ngoài ra, khi an không phải sử dụng nhiệt hay ánh sáng làm khô mực mà chỉ cần để khô tự nhiên, đồng thời cũng rất thân thiện với môi trường. 

Tuy nhiên mực in gốc nước phải dùng nước cất hoặc dung môi để pha loãng khi in, do đó có nhược điểm là độ bám kém hơn so với loại mực dầu. Một số loại mực in gốc nước được dùng phổ biến như: Matsui, Shinakamura, Furukawa, Colorlab, Silkflex, Csc,… 

Mực in gốc nước thường được pha sẵn màu, sau đó dùng để in trên các chất liệu như gỗ, giấy carton,…Riêng đối với in trên vải thì phải sử dụng mực in và màu cốt được bán riêng.

Nhược điểm của mực in gốc nước đó chính là rất dễ bị lem, mực in không bền nên có thể phai màu theo thời gian. Để hạn chế được tình trạng lem mực, điều quan trọng là bạn phải sử dụng đúng loại giấy.

Đối với tình trạng phai màu thì cần phải dùng loại mực in có chất lượng lưu trữ cao, được pha với màu chống phai và dung môi không phải nước để có thể kháng nước.

7 Loại Mực In Được Sử Dụng Nhiều Nhất Trong In
Loại mực in gốc nước này chuyên được dùng để in trực tiếp lên các vật liệu làm từ xenluloza như vải sợi bông, vải lụa

Loại mực in dạng bột chuyên được sử dụng cho máy in laser

Mực in dạng bột này được sản xuất bằng cách liên kết một chất màu với một polime, từ đó tạo thành một dạng bột nhuyễn có tính chất điện học đặc biệt.

Nguyên lý sử dụng như sau: Bên trong máy in là tia laser, có nhiệm vụ vẽ hình ảnh trên tang trống, lúc này tang trống sẽ được nạp vào điện tích tĩnh điện và quay trên hộp mực bột, hút bột mực vào giấy rồi làm nóng chảy ở chỗ cần in. 

Mực in dạng bột có ưu điểm là độ bền và chất lượng cao, có khả năng chống phai màu và bong tróc, thích hợp để in các loại văn bản và bản vẽ chứ không phù hợp để in ảnh.

7 Loại Mực In Được Sử Dụng Nhiều Nhất Trong In
Mực in dạng bột này được sản xuất bằng cách liên kết một chất màu với một polime

Loại mực in dạng đặc 

Mực in dạng đặc có đặc điểm khá giống, mỗi một màu sơ chế sẽ được bán theo tưng lốc nhỏ, từ đó tạo hình ảnh trên giấy (các màu cụ thể như lục lam, đỏ tươi, vàng và đen, hoặc hệ màu CMYK gồm cyan, magenta, yellow, black). 

Mực sẽ được làm tan chảy ở bên trong máy in, sau đó được phun vào một con lăn mực tra dầu bằng công nghệ tương tự như được sử dụng trong máy in offset.  

Ưu điểm của loại mực in dạng đặc là cho tốc độ in nhanh, thân thiện với môi trường, ít độc hại, trong quá trình sử dụng vẫn đảm bảo được độ an toàn. Phù hợp để sử dụng trong in đồ họa màu có độ phân giải cao, được sử dụng rộng rãi trong môi trường văn phòng do có chi phí bảo trì thấp. Tuy nhiên, chi phí sử dụng mực in dạng đặc này cao hơn đáng kể so với việc đầu tư vào một máy in laser. 

7 Loại Mực In Được Sử Dụng Nhiều Nhất Trong In
Mực sẽ được làm tan chảy ở bên trong máy in, sau đó được phun vào một con lăn mực tra dầu bằng công nghệ tương tự như được sử dụng trong máy in offset

Mực in gốc dầu 

Mực in gốc dầu hay còn được biết đến với cái tên mực dầu hoặc mực in không phai. Mực in gốc dầu tạo ra những bản in lâu trôi, dù gặp nước thì mực cũng không bị lem, hơn nữa dù không cán màng hay ép plastic thì để lâu mực cũng không bị phai màu.

Tuy nhiên, mực gốc dầu lại có nhược điểm là bản in không được sắc nét, chi phí thay mực cao. Mực gốc dầu có chứa chất keo UV, do đó có thể làm tắc đầu phun mực của máy in nếu sử dụng không đúng cách. Mực in gốc dầu là loại mực thường được sử dụng trong in tem nhãn, in decal.

7 Loại Mực In Được Sử Dụng Nhiều Nhất Trong In
Mực in gốc dầu tạo ra những bản in lâu trôi, dù gặp nước thì mực cũng không bị lem, hơn nữa dù không cán màng hay ép plastic thì để lâu mực cũng không bị phai màu

Loại mực in Plastisol, có gốc dầu nhẹ và chuyên dùng để in trên vải

Mực in Plastisol là loại mực có gốc dầu nhẹ, được điều chế đặc biệt để in trên vải. Do đó, gốc dầu sẽ chỉ nhìn thấy được nếu lau bản hoặc sử dụng dung môi pha chứ bình thường rất khó để phân biệt với các loại mực khác. Đặc điểm của mực in Plastisol là có thể tạo bề mặt đẹp, độ bám mực tốt hơn so với loại mực nước, bóng hơn mực nước và tùy theo mong muốn của người dùng mà có thể làm mờ đi. 

Tuy nhiên khi dùng mực in Plastisol thì cần phải xử lý nhiệt sau in để mực khô.

7 Loại Mực In Được Sử Dụng Nhiều Nhất Trong In
Mực in Plastisol là loại mực có gốc dầu nhẹ, được điều chế đặc biệt để in trên vải

Sử dụng giấy in nhiệt thay thế cho mực in

Ngoài các loại mực in mà Sansin đã liệt kê ở trên, bạn cũng có thể sử dụng giấy in nhiệt để thay thế cho mực in. 

Giấy in nhiệt được dùng để chỉ loại giấy được tẩm các chất hóa học nhạy với nhiệt. Khi tiếp xúc với nhiệt, hóa chất sẽ thay đổi màu sắc và tạo ra hình ảnh chính xác.

Giấy in nhiệt có rất nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với kỹ thuật in truyền thống, đồng thời giúp cho việc thiết kế và in ấn trở nên nhanh chóng và thuận tiện hơn. 

7 Loại Mực In Được Sử Dụng Nhiều Nhất Trong In
Giấy in nhiệt được dùng để chỉ loại giấy được tẩm các chất hóa học nhạy với nhiệt

Các loại giấy in nhiệt được sử dụng phổ biến:

  • Giấy in chuyển nhiệt thường: loại giấy này sẽ được sử dụng để in trên các sản phẩm có bề mặt cứng như cốc sứ, gạch men, áo sơ mi màu sáng và pha lê,…
  • Giấy in chuyển nhiệt Sublimation: với loại giấy này thì thường được dùng để in trên áo cotton. Loại giấy in này ưu việt hơn giấy in chuyển nhiệt thông thường vì có thể có nhiều màu sắc đẹp và thật hơn.
  • Giấy in nhiệt đậm: Thường được dùng để in trên áo thun sẫm màu  như đen, đỏ sẫm, xanh đậm,… 
  • Giấy in chuyển nhiệt Jetpro: Thường được sử dụng để in trên áo tối màu, khi in có lớp cao su  bám trên hình in và không bị bong ra, hẹn chế phai màu. Loại giấy này có thể thay thế cho loại giấy in nhiệt đậm, có xuất xứ từ Châu Âu.

Nhược điểm của loại giấy in chuyển nhiệt này là giá thành cao và thường chỉ in được một màu. Ngoài ra, khi tiếp xúc với nhiệt độ cao thì chất lượng giấy in có thể giảm đi đáng kể.

Với những ai đã có kinh nghiệm trong in ấn thì việc lựa chọn loại mực in phù hợp sẽ đơn giản hơn, nhưng với người mới thì không hề dễ dàng. Do đó, mong rằng bài viết này của Sansin có thể giúp ích cho bạn trong quá trình lựa chọn mực in cho sản phẩm của doanh nghiệp kinh nhé. 

Cả 7 loại mực in được sử dụng phổ biến trên đây, mỗi loại đều có những ưu và nhược điểm riêng. Với từng loại chất liệu và kỹ thuật in khác nhau sẽ đòi hỏi mực in riêng để mang đến chất lượng bản in tốt nhất. Hãy cân nhắc kỹ càng nhé. Hoặc bạn có thể liên hệ với Sansin để được hỗ trợ nhanh chóng nhất.

 

Trả lời