Tìm Hiểu Toàn Diện Về Kỹ Thuật In Dập Nổi Ấn Phẩm

Tìm Hiểu Toàn Diện Về Kỹ Thuật In Dập Nổi Ấn P

Một trong những kỹ thuật gia công sau in được ứng dụng phổ biến đó chính là dập nổi. Cũng như dập chìm, dập nổi được sử dụng với mục đích tăng thêm sự thu hút cho các ấn phẩm in ấn hơn. Vậy cụ thể kỹ thuật in dập nổi là gì? Có những lưu ý nào khi thực hiện dập nổi? Cùng Sansin tìm hiểu kỹ hơn ở bài viết này nhé.

Thế nào là kỹ thuật in dập nổi?

Kỹ thuật dập nổi còn được gọi là bế nổi, đây là quy trình gia công sau in giúp hoàn thiện các ấn phẩm in sau khi đã thực hiện in xong.

Thực hiện dập nổi sẽ giúp sản phẩm nổi bật hơn khi 1 phần, 1 biểu tượng hoặc 1 số chi tiết trong bản in được nổi 3D lên, vừa nhấn mạnh những thông tin muốn khách hàng chú ý (có thể là thương hiệu hoặc chi tiết nổi bật), vừa giúp tạo sự độc đáo, khác biệt so với những bản in ấn thông thường.

Một số sản phẩm in ấn thường sử dụng kỹ thuật dập nổi như danh thiếp, thiệp mời hoặc thiệp cưới cao cấp…để làm sản phẩm bắt mắt và nổi bật hơn.

Tương tự như dập nổi, thay vì in nổi 3D các chi tiết cần nhấn mạnh trên sản phẩm thì sử dụng kỹ thuật dập chìm sẽ giúp các chi tiết chìm xuống thấp hơn so với bề mặt sản phẩm in. Chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn về kỹ thuật dập chìm ở bài viết sau nhé.

Tìm Hiểu Toàn Diện Về Kỹ Thuật In Dập Nổi Ấn P

Kỹ thuật dập nổi còn được gọi là bế nổi

Một số lưu ý cần quan tâm khi sử dụng kỹ thuật in dập nổi

Trước khi giao sản phẩm đến tay khách hàng, sản phẩm sẽ được sử dụng kỹ thuật dập nổi để gia công sau in, giúp sản phẩm thêm phần đẹp mắt và thu hút hơn. Tuy kỹ thuật dập nổi đã có từ rất lâu, thế nhưng với những ưu điểm vượt trội mà hiện nay vẫn có rất nhiều doanh nghiệp lựa chọn kỹ thuật dập nổi để gia công cho các sản phẩm in ấn của mình.

Và khi thực hiện kỹ thuật dập nổi, cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Các sản phẩm khi bế thường sẽ có 2 mặt, bao gồm mặt âm và mặt dương (hay dễ hiểu hơn là 1 mặt nổi, 1 mặt chìm). Do đó để thực hiện gia công dập nổi, trong quá trình thiết kế cần phải lưu ý các chi tiết hình ảnh nếu không sẽ bị ảnh hưởng.
  • Nếu bạn muốn thực hiện dập nổi ở trên 1 mặt của sản phẩm thôi, mặt còn lại không bị ảnh hưởng thì sản phẩm in ấn phải có độ dày lớn, có thể bồi giấy từ 3 lớp trở lên, có định lượng từ 300gsm trở lên.

Tìm Hiểu Toàn Diện Về Kỹ Thuật In Dập Nổi Ấn P

Nếu bạn muốn thực hiện dập nổi ở trên 1 mặt của sản phẩm thôi, mặt còn lại không bị ảnh hưởng thì sản phẩm in ấn phải có độ dày lớn, có thể bồi giấy từ 3 lớp trở lên

Ưu điểm khi lựa chọn kỹ thuật thúc nổi

  • Kỹ thuật dập nổi ấn phẩm có tác dụng mang đến tính đột phá cho sản phẩm, giúp sản phẩm thu hút được nhiều sự chú ý của người nhìn hơn. Tuy nhiên có một nhược điểm nhỏ đó là mức giá thành khá cao, nếu bạn in ấn với số lượng lớn thì mức giá sẽ ưu đãi hơn.
  • Kỹ thuật dập nổi giúp sản phẩm ấn tượng và tạo cảm giác cao cấp hơn hẳn. Sử dụng 2 kỹ thuật chính đó là, in dập nổi không màu và dập nổi có màu in.

Dập nổi giúp mang đến những sản phẩm in 3D chất lượng, bắt mắt với một vài chi tiết được nhấn nhá trên sản phẩm chứ không thúc nổi toàn bộ gây sao nhãng.

3 lưu ý quan trọng để sản phẩm dập nổi ấn tượng, đẹp mắt

Để có thể thu về sản phẩm in ấn đẹp mắt, hãy tìm hiểu sơ qua về kỹ thuật dập nổi để biết sản phẩm của bạn có phù hợp với kỹ thuật này hay không đã nhé. Hoặc đơn giản hơn, bạn chỉ cần nhớ 3 lưu ý mà Thiên Văn Barcode chia sẻ dưới đây:

Lưu ý lựa chọn loại giấy in phù hợp để dập nổi được sản phẩm

Các sản phẩm dùng kỹ thuật dập nổi thường là những ấn phẩm cao cấp như danh thiếp, card visit, thiệp cưới…do đó việc chú trọng chất liệu in là yếu tố luôn cần được quan tâm hàng đầu. Nên lưu ý chọn loại giấy tốt như giấy mỹ thuật để sản phẩm đẹp mắt, lên màu chuẩn và có tính thẩm mỹ cao.

Có khá nhiều loại giấy được sử dụng trong in ấn hiện nay, tùy vào kỹ thuật in cũng như sản phẩm mà bạn cần phải chọn những loại giấy phù hợp cho ấn phẩm của mình.

Tìm Hiểu Toàn Diện Về Kỹ Thuật In Dập Nổi Ấn P

Các sản phẩm dùng kỹ thuật dập nổi thường là những ấn phẩm cao cấp như danh thiếp, card visit, thiệp cưới

Nên chọn định lượng giấy lớn từ 250gsm trở lên

Định lượng giấy tức là nói đến độ dày của giấy. Để có thể ứng dụng được kỹ thuật thúc nổi thì độ nổi sẽ phụ thuộc phần lớn vào độ dày của giấy. Do đó giấy càng có độ dày lớn thì càng phù hợp cho kỹ thuật dập nổi hơn.

Để phù hợp cho kỹ thuật dập nổi, nên chọn các loại giấy có định lượng từ 250gsm trở lên, đối với các loại card visit không in thì nên chọn giấy có định lượng 350gsm để có chất lượng tốt nhất.

Nên chọn phần dập nổi chung trên card visit để tiết kiệm chi phí

Thường kích thước card visit là chung và theo cùng 1 template, chỉ có phần nội dụng bên trong sẽ được thay đổi theo yêu cầu của khách hàng.

Do đó, nếu in card visit với số lượng lớn, kết hợp dập nổi thì mức chi phí phải trả sẽ được tiết kiệm hơn nhiều. Với những trường hợp chỉ in với số lượng ít, đồng thời còn in nổi các chi tiết khác nhau cho từng card visit thì không chỉ tốn nhiều chi phí mà cũng mất thời gian khá lâu để thực hiện. Do đó, tốt nhất khi thúc nổi nên thúc nổi cùng 1 điểm chung lên card, ví dụ như logo công ty, sẽ giúp làm nổi bật thương hiệu mà card visit cũng đẹp mắt và ấn tượng hơn.

Tìm Hiểu Toàn Diện Về Kỹ Thuật In Dập Nổi Ấn P

Kích thước card visit là chung và theo cùng 1 template

Nên chọn kỹ thuật in dập nổi hay kỹ thuật in dập chìm?

Cả 2 kỹ thuật dập nổi và dập chìm đều mang đến những lợi ích riêng biệt cho người dùng. Bạn có thể lựa chọn sử dụng loại nào dựa trên sở thích cá nhân của mình. Cách tốt nhất là bạn có thể in thử nghiệm sản phẩm với cả 2 kiểu dập nổi và dập chìm để xem sản phẩm nào đẹp và thu hút hơn.

Thông thường, với các sản phẩm như danh thiếp, tờ rơi hoặc các tài liệu quảng cáo được làm từ giấy hoặc thẻ thì phương pháp dập nổi được người dùng yêu thích và lựa chọn hơn cả. Lúc này các chi tiết được dập nổi trên ấn phẩm có thể thu hút người dùng chú ý đến những thông tin quan trọng mà doanh nghiệp muốn nhấn mạnh.

Ngược lại, kỹ thuật dập chìm thường được sử dụng để in ấn trên các chất liệu khác, điển hình như da. Lúc này thiết kế dập chìm 3D trên da sẽ giúp tạo chiều sâu cho sản phẩm và ấn tượng hơn.

Tìm Hiểu Toàn Diện Về Kỹ Thuật In Dập Nổi Ấn P
Cả 2 kỹ thuật dập nổi và dập chìm đều mang đến những lợi ích riêng biệt cho người dùng

Kỹ thuật in dập nổi và kỹ thuật in ép kim?

Bạn có thể tăng tính thẩm mỹ và bắt mắt hơn cho các sản phẩm in ấn của mình thông qua việc kết hợp kỹ thuật dập nổi và ép kim thêm 1 lớp màng kim loại óng ánh. Giúp sản phẩm thu hút hơn gấp nhiều lần đấy.

Nên chọn công nghệ in offset hay in kỹ thuật số cho các sản phẩm dập nổi?

In kỹ thuật số và in offset là 2 công nghệ in được sử dụng phổ biến nhất trong ngành in ấn hiện nay. Và cả 2 công nghệ này đều có những ưu và nhược điểm riêng. Nếu bạn muốn in ấn với số lượng ít, có thể in tại các cửa hàng in kỹ thuật số, còn nếu cần in số lượng lớn, đòi hỏi có sản phẩm nhanh chóng và mức giá rẻ nên lựa chọn in offset.

Ngoài ra, một số yếu tố khác như giấy in hoặc số lượng mẫu in cũng sẽ ảnh hưởng tới mức giá thành của sản phẩm. Nếu bạn sử dụng thêm kỹ thuật thúc nổi thì nên lựa chọn cơ sở uy tín, có kỹ thuật và máy móc hiện đại cao, bên cạnh đó thời gian thực hiện cũng sẽ lây hơn so với việc in thông thường, do đó hãy cân nhắc để lên kế hoạch hợp lý nhé.

Tìm Hiểu Toàn Diện Về Kỹ Thuật In Dập Nổi Ấn P

Nếu cần in số lượng lớn, đòi hỏi có sản phẩm nhanh chóng và mức giá rẻ nên lựa chọn in offset

Sansin là địa chỉ cung cấp các loại máy móc trong ngành in, với nhiều năm kinh nghiệm trên thị trường và đã được không ít khách hàng đánh giá cao về chất lượng tốt và mức giá thành cực kỳ phải chăng. Sansin sẽ mang đến sản phẩm đa dạng mẫu mã và kỹ thuật cao phù hợp với nhiều nhu cầu của khách hàng. Liên hệ ngay với Sansin nếu bạn đang muốn tìm loại máy gia công sau in bằng kỹ thuật dập nổi nhé.

 

Trả lời