Tìm Hiểu Chi Tiết Về Kỹ Thuật Dập Chìm Trong In Ấn

Ky Thuat Dap Chim La Gi 2

Kỹ thuật dập chìm có thể xem là một trong những kỹ thuật được sử dụng cực kỳ phổ biến trong quy trình gia công sau in. Với kỹ thuật này, sản phẩm in ấn của bạn sẽ thêm phần độc đáo, ấn tượng và thu hút hơn. Tuy ngày nay, trình độ khoa học kỹ thuật hiện đại đã cho ra đời nhiều kỹ thuật in ấn mới, thế nhưng kỹ thuật dập chìm vẫn được lòng không ít người dùng. Vậy cụ thể dập chìm là gì? Quy trình của kỹ thuật dập chìm ra sao? Cùng Sansin tìm hiểu chi tiết ở bài viết sau đây nhé.

Kỹ thuật dập chìm là gì?

Dập chìm được hiểu là một kỹ thuật gia công sau in đặc biệt. Kỹ thuật dập chìm sẽ được sử dụng cho nhiều thành phẩm in ấn khác nhau, có tác dụng làm các phần tử in ấn được dập thấp hơn so với bề mặt của vật liệu.

Bằng phương pháp này sẽ giúp cho phần dập chìm được nổi bật hơn, bắt mắt hơn và gây ấn tượng tốt hơn. Một số loại hình được sử dụng kỹ thuật dập chìm nhiều nhất như thiệp cưới, danh thiếp hoặc menu nhà hàng,…

So với kỹ thuật dập nổi thì kỹ thuật dập chìm vẫn còn khá mới trên thị trường và mới chỉ được nhiều người biết đến trong những năm gần đây. Với kỹ thuật dập nổi, các phần tử như chữ viết, hình ảnh hoặc logo sẽ chìm thấp hơn so với bề mặt giấy, nhựa hoặc vải,…

Tìm Hiểu Chi Tiết Về Kỹ Thuật Dập Chìm Trong In Ấn
Kỹ thuật dập chìm sẽ được sử dụng cho nhiều thành phẩm in ấn khác nhau, có tác dụng làm các phần tử in ấn được dập thấp hơn so với bề mặt của vật liệu

Bằng cách dập chìm này mà các cơ sở in ấn có thể tạo ra những sản phẩm cực kỳ bắt mắt, vừa giúp tạo sự khác biệt cho sản phẩm, vừa giúp ghi dấu ấn sâu hơn trong tâm trí khách hàng.

Nếu như thiết kế ban đầu chỉ được in trên giấy phẳng không có gì quá khác biệt thì dập chìm có thể giúp ấn phẩm đó thêm phần sang trọng hơn, nổi bật hơn với những họa tiết độc đáo. Tùy theo nhu cầu của bạn ma cơ sở in ấn sẽ sử dụng các loại máy ép, máy dập hiện đại, cốt yếu điều chỉnh linh hoạt độ dập của sản phẩm theo ý muốn.

Bạn có thể chọn kiểu dáng in dập chìm khác nhau, tùy theo chi tiết lẫn hình ảnh có trong bản thiết kế mà bạn có thể mang đến những sản phẩm đa dạng, màu sắc phối một cách hài hòa giúp sản phẩm thêm nổi bật hơn. Máy in đóng một vai trò quan trọng trong công nghệ dập chìm này.

Để đáp ứng nhu cầu in ấn và yêu cầu của khách hàng ngày càng cao, các dòng máy khắc hiện nay không ngừng được cải tiến để luôn cho ra những sản phẩm tốt nhất, được hoàn thiện cẩn thận. Các sản phẩm dùng kỹ thuật dập chìm đều có được sự tin tưởng và hài lòng của khách hàng.

Có nên lựa chọn kỹ thuật dập chìm cho các sản phẩm in ấn không?

Sản phẩm dập chìm luôn rất đẹp và ấn tượng, đây cũng là cách để nâng cao và khẳng định thương hiệu của sản phẩm hay công ty. Sản phẩm dập chìm tạo nên sự khác biệt mang tính quyết định. Hãy cùng điểm qua những tính năng tuyệt vời của công nghệ in ấn được nhiều hãng lựa chọn này ngay sau đây:

Ưu điểm của kỹ thuật dập chìm

Dập chìm mang đến tính thẩm mỹ cao cho sản phẩm in ấn

Với những sản phẩm sử dụng kỹ thuật dập chìm thường mang đến có người dùng cảm giác đẹp mắt, thú vị và không giống như các phương pháp truyền thống khác, không gây nhàm chán, mang đến sự mới mẻ và độc đáo hơn. Các yếu tố được in hoặc tô sáng được làm nổi bật hơn bằng cách dập chìm so với bề mặt của sản phẩm,  tạo ra sự thay đổi đẹp mắt trong thành phẩm.  

Tiện dụng hơn khi in ấn với dập chìm

Kỹ thuật dập chim sẽ được áp dụng cho các sản phẩm khác nhau như danh thiếp và giấy mời để nâng cao giá trị và sự sang trọng. 

Ví dụ, nếu bạn mở một nhà hàng sang trọng, mọi thứ phải thật tỉ mỉ và gây ấn tượng với khách hàng. Thực đơn rất quan trọng trong kinh doanh nhà hàng. Một menu đơn giản chỉ với một vài dòng được làm nổi bật một cách hoàn hảo hấp dẫn trên bìa menu. 

Hoặc sản phẩm được dập chìm thông thường nhất mà bạn sẽ thấy là thiệp cưới. Ngày nay, hầu hết các thiệp cưới đều sử dụng kỹ thuật dập chìm để làm nổi bật sản phẩm, thậm chí một số còn sử dụng kỹ thuật ép kim để thiệp mời thêm phần lộng lẫy. 

Tìm Hiểu Chi Tiết Về Kỹ Thuật Dập Chìm Trong In Ấn
Kỹ thuật này sẽ được áp dụng cho các sản phẩm khác nhau như danh thiếp và giấy mời để nâng cao giá trị và sự sang trọng.

Sử dụng kỹ thuật dập chìm với số lượng in lớn, thời gian hoàn thành nhanh chóng

Kỹ thuật in dập chìm cũng có thể thực hiện với số lượng lớn nhưng nhờ máy móc hiện đại nên thời gian hoàn thành nhanh chóng, chất lượng sản phẩm được đảm bảo đồng nhất với nhau. 

Tuy kỹ thuật dập chìm mang đến vô vàn ưu điểm nổi bật, thế những đi kèm với đó vẫn có nhiều nhược điểm chưa khắc phục được, 1 trong số đó chính là giá thành của kỹ thuật in này rất cao.

Kỹ thuật dập chìm đắt hơn các kỹ thuật truyền thống khác vì nó đòi hỏi máy móc và công nghệ in hiện đại. Tuy nhiên, nếu bạn lựa chọn xưởng in gia công uy tín, có tiếng trên thị trường để khắc lên sản phẩm của mình thì bạn không cần lo lắng về chi phí cao vì quá trình thiết kế, in ấn.

Tất cả các quy trình này đều được thực hiện trực tiếp tại xưởng chứ không qua bất kỳ một trung gian nào khác sẽ giúp bạn tiết kiệm tối đa cho chi phí của mình. Do đó, nếu có ý định chọn kỹ thuật dập chìm cho sản phẩm in ấn của mình, hãy tìm hiểu kỹ càng để lựa chọn đúng cơ sở in ấn nhé.

Tìm Hiểu Chi Tiết Về Kỹ Thuật Dập Chìm Trong In Ấn
Kỹ thuật in dập chìm cũng có thể thực hiện với số lượng lớn nhưng nhờ máy móc hiện đại nên thời gian hoàn thành nhanh chóng, chất lượng sản phẩm được đảm bảo đồng nhất với nhau

Quy trình in dập nổi, in dập chìm

Tuy tùy từng nhà xưởng mà quy trình các bước in dập chìm, dập nổi sẽ có điều chỉnh khác nhau, thế nhưng về cơ bản sẽ gồm 6 bước như sau:

Tìm Hiểu Chi Tiết Về Kỹ Thuật Dập Chìm Trong In Ấn
Tùy từng nhà xưởng mà quy trình các bước in dập chìm, dập nổi sẽ có điều chỉnh khác nhau
  • Bước 1: Lên ý tưởng và phác thảo bản thiết kế 
  • Bước 2: Khoanh vùng diện tích cần dập nổi và ép tem cố định vị trí dập nổi. Tránh trường hợp dập chìm phạm vào phần nội dung ở mặt sau của sản phẩm.
  • Bước 3 Tạo hình khuôn đồng để dập nổi . Một lưu ý quan trọng ở bước này là cần hết sức cẩn thận và chú ý đến từng chi tiết. Chỉ khi đó thành phẩm mới hoàn hảo và đạt chất lượng cao.
  • Bước 4: Thực hiện in ấn theo thiết kế hướng dẫn ban đầu
  • Bước 5: Tạo hình cho bản in khuôn đồng bằng tác động ngoại lực
  • Bước 6: Thực hiện gia công thành phẩm sau cùng như cán màng, bế, cắt,….

Lưu ý khi lựa chọn dập chìm trong in ấn

Mục đích của kỹ thuật dập chìm chủ yếu là làm nhấn mạnh và nổi bật những họa tiết hay hình ảnh có trên sản phẩm đó, vì vậy khu vực đóng dấu cần được xử lý bề mặt giấy chất lượng cao để hạn chế một số rủi ro nhất định.

Giải pháp tối ưu nhất nên dùng đó chính là chọn giấy có bề mặt in định lượng 300g/m² trở lên hoặc có lớp giấy bồi 300g/m² trở lên. Bằng cách này, bản in được in nổi hoặc in chìm ở một mặt mà không làm ảnh hưởng đến mặt còn lại. 

Ngoài ra, nếu bạn lựa chọn in màu sau khi dập chìm, sản phẩm có thể bị lệch màu so với nguyên bản, vì vậy vui lòng không in màu ở tại vị trí khắc, thay vào đó hãy tận dụng chất liệu và màu sắc nguyên bản của giấy. 

Tìm Hiểu Chi Tiết Về Kỹ Thuật Dập Chìm Trong In Ấn
Nếu bạn lựa chọn in màu sau khi dập chìm, sản phẩm có thể bị lệch màu so với nguyên bản

Công nghệ máy tiên tiến ngày nay giúp cho thành phẩm sau khi cắt bế sắc nét, tinh tế tạo nên nét độc đáo nâng cao vẻ đẹp thẩm mỹ cho sản phẩm. Với một chút khéo léo, bạn có thể tạo ra một thiết kế in ấn với họa tiết dập chìm ấn tượng, bắt mắt.

Sansin vừa chia sẻ đến bạn kỹ thuật dập chìm trong in ấn và một số ưu điểm nổi bật của loại hình này. Hy vọng sẽ có ích nếu bạn đang có ý định lựa chọn kỹ thuật này cho sản phẩm in ấn của mình nhé.

Trả lời