TÌM HIỂU VỀ MÁY IN PHUN. Kiến thức về máy in là không thể thiếu được khi bạn làm trong nghành in ấn đúng không nào. Do đó hôm nay mình sẽ giới thiệu với các bạn về một loại máy in. Để các bạn có thể có thêm kiến thức khi làm trong lĩnh vực này nhé. Máy in hôm nay mình sẽ giới thiệu đến các bạn là loại máy in phun. Bạn đã từng nghe đến loại máy in này chưa nào. Dù có nghe qua hay chưa nghe thì chúng ta cùng theo dõi bài viết này. Để hiểu rõ hơn về đặc điểm cung như tính năng của loại máy này bạn nhé.
Công dụng máy in phun
Loại máy in này hoạt động là sẽ phun mực vào giấy in theo như tên gọi của nó vậy. Khi từng giọt mực được phun qua một lỗ nhỏ và với một tốc độ lớn tầm 5000 lần/giây. Và khi đó nó sẽ tạo ra các điểm mực nhỏ để tạo ra bản in sắc nét.
Hầu hết các máy in phun thường là máy in màu có cả in được trắng đen nhé. Để có thể in ra màu sắc với 3 loại mực là tối thiểu. Màu sắc sẽ được thể hiện qua sự pha trộn 3 màu cơ bản với nhau đấy.
Công dụng máy in phun
Cấu tạo của máy in phun
Bên trong máy in phun gồm bộ phần đầu in
Đầu mực in: hay còn gọi là hộp mực, nó được sản xuất phù hợp với kiểu mẫu của máy in. Đầu mực in này có kết hợp nhiều kiểu riêng như màu đen và đầu in màu. Hay là màu đen trong đầu mực in hoặc với mỗi màu sẽ có những đầu mực khác nhau đấy. Với nhiều loại máy thì bộ phận này có thiết kế khác nhau đấy.
Motor bước đầu máy in: đây là bộ phận giúp di chuyển đầu in và đầu mực. Di chuyển sẽ được thực hiện từ đằng này sang đằng kia. Từ đằng trước ra đằng sau. Mỗi máy sẽ có bộ phận này khác nhau, do nó phải chuyển bộ phận đầu in đi đến nơi phù hợp. Nên phần cấu tạo này không thể giống nhau được đâu bạn nhé.
Đầu in: đây là bộ phận vô cùng quan trọng của máy in phun. Nó bao gồm rất nhiều vòi phun được dùng để phun ra mực đấy.
Dây Curoa: nghe tên thì bạn đã biết chức năng của nó rồi đúng không, đây là bộ phận nối liền đầu in với motor bước.
Thanh cố định: Giúp cố định và duy trì sự di chuyển chắc chắn. Chính xác và điều khiển của bộ phận đầu in.
Cấu tạo của máy in phun
Bộ phận nạp giấy
Trục lăn: bộ phận này có nhiệm vụ sẽ kéo giấy từ khay giấy. Và đẩy lên phía trước để tiếp tục bước kế tiếp.
Motor bước cho bộ phận nạp giấy: để kéo trục lăn và chuyển giấy vào vị trí chính xác thì là nhiệm vụ của bộ phận này.
Khay giấy: hầu hết máy in phun đều có bộ phận khay giấy để giúp giữ lại giấy. Và đưa giấy vào bên trong máy in.
Cổng giao diện: hầu hết thì cổng song song được thiết kế trong các máy in. Nhưng hiện nay ó nhiều loại máy mới dùng giao diện cổng USB. Ngoài ra cổng SCSI còn được sử dụng để nối trực tiếp ở một số loại máy in.
Nguồn cung cấp: lúc trước có một Adaptor bên ngoài đẻn cũng cấp nguồn cho máy in. Nhưng hiện nay thì chúng được tích hợp bên trong máy in luôn rồi đấy.
Mạch điều khiển: có thể nói mạch điều khiển là bộ phận bên trong máy in phun. Vì mạch điều khiển trực tiếp điều khiển tất cả mọi hoạt của máy in. Từ hoạt động giải mã tín hiệu thông tin gửi từ máy tính tới máy in ….
Cấu tạo của máy in phun