Là một trong số những dạng kỹ thuật in ấn được ứng dụng phổ biến nhiều nhất ngày nay, kỹ thuật và công nghệ của in ấn flexo đã dần chứng minh được chỗ đứng của mình trong ngành công nghiệp in ấn bây giờ. Tuy nhiên vẫn còn nhiều băn khoăn về việc có nên chọn lựa kỹ thuật in flexo cũng như máy in flexo cho cơ sở của mình, để giải đáp được câu hỏi này thì bạn cần hiểu rõ về kỹ thuật in flexo. Để làm rõ được vấn đề này hãy cùng Sansin Việt Nam tham khảo bài viết sau đây nhé !!
In Flexo là gì?
Kỹ thuật in flexo ( được viết tắt từ Flexography) không phải là một kỹ thuật mới mẻ nào, mà nó chính là một trong những động kỹ thuật đã được sử dụng từ rất lâu. Loại kỹ thuật này được thực hiện từ một loại bản in được làm bằng cao su hay photopolymer và nó được quấn quanh các hình trụ trên máy in. Với các bản in có hình ảnh được thực hiện nâng lên và xoay với tốc độ cao để chuyển mực qua các lỗ nhỏ từ cuộn anilox xuống đế, với mỗi màu thì sẽ cần yêu cầu một bản in khác. Kỹ thuật in flexo là kỹ thuật dùng được trên đại đa số các loại chất liệu như là : nilon, carton, vải, kim loại, … và nó còn có thể dùng được nhiều loại mực hơn nữa.
Nguyên lý hoạt động của kỹ thuật in flexo
Nguyên lý hoạt động của kỹ thuật in flexo
Khi sử dụng kỹ thuật in flexo thì cần phải dựa theo nguyên lý hoạt động của trục anilox. Đây là một loại trục kim loại có bề mặt được khắc lõm với nhiều ô nhỏ, điều này giúp cho mực in được cấp cho khuôn được thực hiện dễ dàng hơn. Khi nhúng một phần mực vào trong máng mực thì mực sẽ theo những ô nhỏ có trên bề mặt trục đi vào bên trong phần mực nằm lên trên bề mặt sẽ được gạt đi qua bằng dao gạt mực.
Khuôn in thì thông thường sẽ được làm bằng nhựa photopolymer, với bản in được làm bằng quang hóa, CTP trực tiếp từ máy tính hay khắc laser, khuôn sẽ phải tiếp xúc với trục và tiếp nhận mức từ các ô trên bề mặt của trục in, tiếp sau đó truyền lên chất liệu in ấn, hình ảnh hoặc chữ viết sẽ đều được thực hiện in nổi lên vật liệu nhanh chóng và ngược chiều với hình ảnh trên khuôn in.
Những lỗi của kỹ thuật in flexo thường mắc phải khi sử dụng
Chính vì in flexo đã xuất hiện từ lâu đời nên nó sẽ đem lại nhiều hạn chế. Với một số lỗi kỹ thuật thường gặp đối với kỹ thuật in flexo đó là:
Mực được in ra sẽ dễ gây lem hay dính không được đồng đều, nguyên nhân gây ra chính là do nhiệt độ của trục không được ổn định.
Lỗi do lực bị lem sang những cạnh bên: chính là khi mực dư được xuất hiện ngoài đường biên hay cũng có thể tạo ra do lem mực làm cho các đường mực in không được tạo ra sắc nét.
Quy trình in flexo cơ bản
Quy trình công nghệ in flexo
Quy trình công nghệ in flexo ở mức cơ bản được thực hiện qua những bước sau đây:
Bước 1: Chế bản và xử lý file in ấn
Để tạo ra một sản phẩm in flexo đảm bảo chất lượng và tránh vướng phải các lỗi gây hư hỏng thì công đoạn chế bản trên máy tính là bước vô cùng quan trọng. Chế bản có thể nói là một quá trình xử lý file thiết kế, sắp xếp các tờ im, dàn trang, bình trang và đặt ốc màu CMYK. Thông thường thì công đoạn chế bản sẽ được thực hiện bằng những phần mềm thiết kế có tính chuyên nghiệp như là: Adobe Acrobat, Corel Draw, IIIustrator,…file cuối cùng thực hiện output film sẽ có định dạng PDF
Bước 2: Output Film
Để thực hiện bước này người ta sẽ áp dụng công nghệ CTF( được viết tắt từ Computer to Film), trong đó là các dữ liệu số ( digital) từ máy tính sẽ được di chuyển sang thành dữ liệu tương đương (analog) trên film thông qua các máy ghi film. Thường thì bản phim sẽ có tới 4 film làm đại diện cho các màu C(cyan), M (magenta), Y (yellow), và K (back). Các loại film này sẽ có màu đen và màu trắng.
Bước 3: Phơi khuôn in flexo
Sau khi film được cho ra thì các tấm film này sẽ được dán lên các bản kẽm. Những bản kẽm đã được dán film này sẽ được cho vào máy phơi kẽm. Theo như nguyên lý quang hóa thì các phần tử cần in sẽ phải bị ăn mòn. Những phần tử in, tram ánh sáng không xuyên qua được hay chỉ xuyên qua được một phần sẽ bị ăn mòn một phần.
Bước 4: In flexo
Những bản khuôn in đã được gắn vào trục gắn khuôn, sau khi quá trình điều chỉnh ốc màu để hình ảnh các bản kẽm ăn khớp với nhau sẽ được về vị trí ra sản phẩm in.
Ưu điểm của kỹ thuật in Flexo
Máy In Flexo Tem Nhãn ZBS-320/ZBS-450 tại Sansin Việt Nam
Tính tự động hóa cao
Khi bạn đã có được khuôn in, quá trình in flexo sẽ được thực hiện hoàn toàn tự động. Các nguyên liệu ( giấy, nilon, bìa,…) sẽ được lấy từng tờ ra từ một cuộn lớn và sẽ thực hiện nhuộm màu bằng các tấm cuộn mực. Sau khi các nhãn đã được in hoàn chỉnh, khuôn cắt sẽ phân tách các thiết kế ra thành từng các kích thước sẵn đó, và không cần phải nhờ đến sự can thiệp thủ công từ con người.
Tiết kiệm được chi phí
Với phương pháp in ấn này là hoàn toàn tự động, do đó chủ sản xuất sẽ không mất đi khoảng chi phí để mượn nhân công làm việc, nhưng thời gian thực hiện sản phẩm lại nhanh chóng. Và khoảng chi phí cố định cần phải tiêu đó là chi phí của các bản in: với mỗi màu của từng nhãn yêu cầu một bản riêng, nếu có càng nhiều tấm màu sẽ phải bỏ ra nhiều chi phí cho việc này. Tuy nhiên, nếu cơ sở thực hiện hàng loạt số lượng lớn thì khoảng chi phí này sẽ được giảm tải đi đáng kể.
Thời gian thực hiện nhanh chóng
Ngày nay, với các máy in flexo hiện đại ra đời có thể vận hành tới 750 m in cho mỗi phút thực hiện, tương đương với 45km thành phẩm được thực hiện trong 1 giờ đồng hồ. Với tốc độ vận hàng này thì bạn sẽ có ngay giấy để cắt thành các hình dạng mong muốn mà không cần phải chờ đợi quá lâu.
Nhược điểm của kỹ thuật in Flexo
Ngoài những ưu điểm nổi trội mà kỹ thuật in flexo thì vẫn có nhiều hạn chế mà người dùng cần nắm trước khi dùng.
Kỹ thuật in flexo sẽ không phù hợp đối với số lượng in nhỏ và sẽ tốn rất nhiều thời gian để thiết lập. Do đó, những lợi ích của kỹ thuật này chỉ sử dụng cho những đơn hàng có số lượng lớn. Vì chúng ta không có quá nhiều thời gian và chi phí đẻ có thể thiết kế được những bản in màu hãy các thiết lập cho một một đơn hàng nhỏ. Bên cạnh đó thì quá trình thực hiện in flexo sẽ gặp phải những lỗi dưới đây:
- Dễ bị dính và lem mực do mực in chưa được khô đã phải bị ép lên sản phẩm khác.
- Mực in dễ có bọt khí bởi vì hệ thống bơm mực không được đều.
- Mực bị tràn và không đều màu bởi vì thừa mực ở mép.
- Độ bám dính của mực in kém nên sẽ bị mất chi tiết khi thực hiện in.
- Độ bám dính của mực in có phần kém nên là sẽ dễ bị mất các chi tiết khi in.
Hy vọng qua bài viết trên của chúng tôi có thể giúp bạn hiểu thêm về kỹ thuật in flexo, và có thể chọn lựa kỹ thuật in flexo, máy in flexo để phục vụ cho cơ sở sản xuất của mình nếu như nó đáp ứng tốt nhu cầu của bạn. Mọi thắc mắc về kỹ thuật và máy móc in ấn hãy liên hệ với Sansin Việt Nam để được tư vấn tận tình và cụ thể hơn ạ.