Tìm Hiểu Về Cán Màng Mỏng Và Cán Màng Bóng Trong In Ấn

Tìm Hiểu Về Cán Màng Mỏng Và Cán Màng Bóng Trong In

Cán màng là một quá trình phủ một lớp nhựa mỏng lên trên giấy hay các loại thẻ nhằm bảo vệ vật được in như in poster. Dựa theo mục đích dùng mà người ta có thể chọn lựa được loại hình cán màng bóng hay cán màng mờ. Vậy nên chọn lựa kỹ thuật cán màng nào? Hai loại hình cán màng trên có những khác biệt ra sao? Hy vọng bài viết sao đây của Sansin Việt Nam có thể giúp cho bạn hiểu được rõ hơn về kỹ thuật cán màng bóng và kỹ thuật cán màng mờ, giải đáp mọi thắc mắc về cán màng, cũng Sansin tham khảo nhé!!

Vì sao lại cần phải cán màng cho các ấn phẩm ?

Cán màng là một kỹ thuật không còn xa lạ trong in ấn đối với những ai đã tìm hiểu về nó. Nhưng không phải bất kì ai cũng có thể hiểu tất tần tật về kỹ thuật cán màng vì nó sẽ tùy thuộc vào từng mục đích sử dụng riêng biệt khác nhau nên người ta sẽ chọn lựa loại hình cán màng mỏng hay cán màng mờ tùy ý.

Vậy cán màng là gì? Bạn có thể hiểu nôm na rằng cán màng chính công đoạn gia công bằng phương pháp phủ lên trên bề mặt của các ấn phẩm đã được in trước đó bằng một lớp màng nilon mỏng dựa trên lựa ép cùng với nhiệt độ thích hợp giúp đảm bảo cho chất lượng sản phẩm đc đạt mức tốt nhất ( nâng cao độ dày, độ bền màu, hạn chế tình trạng trầy xước…) bên cạnh đó nó còn giúp cho ấn phẩm được tăng cao tính thẩm mỹ và mang đến độ bền chắc cho đến hoàn thiện thành phẩm.

Khi thực hiện in ấn, nhất là đối với việc in catalogue, in name card, in decal, in kẹp file, in brochure.. thì bề mặt của ấn phẩm sau khi in thì luôn luôn phải được in cán màng mờ hay cán màng bóng, việc này giúp cho sản phẩm sau khi in đảm bảo được khả năng chống nước, chống thấm, hạn chế được bụi bẩn bám vào…. bên cạnh đó còn giúp cho ấn phẩm hạn chế tối đa việc bay màu, phai mực.

Trong ngành in ấn thì kỹ thuật cán màng sẽ được sử dụng bằng nhiệt hay kết dính. Đa số các cơ sở in ấn đều áp dụng ưu tiên dùng nhiệt vì phương pháp này giúp cho vật liệu tạo nên một liên kết bền vững và chắc chắn hơn hết. Kích thước độ dày của màng cán thì được đo bằng đơn vị “ mils” chứ không phải milimet. Với một “mils” thì sẽ được tính bằng một phần nghìn inch hoặc 0,001. Độ dày này sẽ rất cần thiết cho một miếng in phụ thuộc vào môi trường vật liệu sẽ được cùng với độ cứng theo yêu cầu.

Tìm hiểu về kỹ thuật cán màng bóng và kỹ thuật cán màng mờ

Người ta dựa vào độ phản quang của bề mặt của sản phẩm, nên sẽ chia kỹ thuật cán màng làm hai loại hình chính đó là cán màng bóng và cán màng mờ.

Kỹ thuật cán màng bóng

Các ấn phẩm sau khi được hoàn thành in ấn thì sẽ được thực hiện cán màng bóng, lúc này sản phẩm sẽ có độ bóng sáng và láng mịn cùng với khả năng bắt sáng rất tốt, nâng cao tính thẩm mỹ của ấn phẩm sau khi hoàn thiện hoàn toàn. Không những thế, khi áp dụng kỹ thuật này còn giúp cho ấn phẩm tăng khả năng bảo vệ tránh trầy xước, chống nước, bụi bẩn và không nhăn như những phương pháp ép bình thường.

Kỹ thuật cán màng mờ

Các ấn phẩm sau khi được thực hiện kỹ thuật cán màng mờ thì sẽ giúp cho người nhìn có cảm giác mờ, không bắt được sáng và màu sắc thì sẽ không được tươi sáng, bóng bẩy như cán màng bóng. Nhưng với bản in cán mờ thì sẽ giúp cho ấn phẩm sau khi in trên sản phẩm sẽ được tăng mức độ sang trọng của nó lên.

So sánh về kỹ thuật cán màng bóng và kỹ thuật cán màng mờ trong ngành in ấn

Tìm Hiểu Về Cán Màng Mỏng Và Cán Màng Bóng Trong In

So sánh về kỹ thuật cán màng mỏng và cán màng mờ trong in ấn

Hai kỹ thuật cán màng bóng và cán màng mờ là hai hình thức gia công được nhiều người dùng chọn lựa và ưu tiên áp dụng hàng đầu trong ngành in ấn do nó có cách thực hiện dễ dàng và ít tốn chi phí khi so với những kỹ thuật khác. Nhưng không phải muốn muốn dùng kỹ thuật này lúc nào cũng được mà phải dựa trên mục đích dùng khác nhau mà người ta có thể chọn áp dụng kỹ thuật gia công này để đảm bảo phù hợp với sản phẩm của mình cần.

Kỹ thuật cán màng bóng của ngành in ấn

Tìm Hiểu Về Cán Màng Mỏng Và Cán Màng Bóng Trong In

Kỹ thuật cán màng bóng

Độ phản quang : 

Ấn phẩm sau khi được áp dụng cán màng bóng sẽ đảm bảo có màu rực rỡ và tươi sáng.

Lớp màng :

Cán màng bóng làm cho bề mặt của ấn phẩm sau khi in có khả năng ngăn được bẩn hay dấu vân tay và có thể dễ dàng lau sạch sẽ nó.

Chất lượng:

Cán màng bóng có khả năng bảo vệ cao hơn so với cán màng mờ

Ứng dụng :

Cán màng bóng sẽ được sử dụng rộng rãi trong in catalogue,brochure, card visit, decal dán, tờ rơi, tem nhãn,…

Lĩnh vực áp dụng:
Kỹ thuật cán màng bóng giúp cho ấn phẩm sau khi in được trở nên bắt mắt, đem đến một cái nhìn trực quan hơn khi so với màng mờ. Những lĩnh vực thích hợp sử dụng kỹ thuật cán bóng đó chính là thời trang, làm đẹp,.. vì nó sẽ giúp cho hình ảnh trở nên nổi bật và gây ra sự thu hút đến người nhìn.

Chí phí thực hiện :

Kỹ thuật cán màng bóng đem lại nhiều ưu điêm nổi trội về độ bền chắc, khả năng chống nước cao, đem lại hình ảnh rõ ràng sắc nét, không làm hại đến mội trường thiên nhiên. Vì vậy cán màng bóng thường sẽ có chi phí có phần cao hơn cán màng mờ.

Kỹ thuật cán màng mờ của ngành in ấn

Tìm Hiểu Về Cán Màng Mỏng Và Cán Màng Bóng Trong In

Kỹ thuật cán màng mờ

Độ phản quang : 

Đối lập với cán bóng thì màu sắc của cán atmờ sẽ có phần hới sẫm màu hơn một chút.

Lớp màng :

Đối với cán mờ thì lớp phủ mờ sẽ không đem lại tính phản chiếu như kỹ thuật cán bóng, chính vì vậy nó sẽ khiến cho sản phẩm dễ dàng bị bám bụi bẩn hơn.

Chất lượng:

Cán mờ có lớp màng rất dễ bị bong tróc hoặc trầy xước nều bị sử dụng nhiều lâu ngày

Ứng dụng :

Kỹ thuật cán màng mỏng cũng vẫn được ứng dụng phổ biến như các mẫu danh thiếp, name card, quyển catalogue hoặc túi giấy…với mục đích giúp cho sản phẩm được sang trọng, tinh tế và gây sự cuốn hút cho người nhìn.

Lĩnh vực áp dụng:
Cán mờ sẽ rất thích với những lĩnh vực sau đây như là nhà hàng, kinh doanh, khách sạn,…những lĩnh vực này đòi hoi sự chuyên nghiệp những vẫn phải nhẹ nhàng và tinh tế.

Chí phí thực hiện :

Những ấn phẩm cán mờ sẽ có giá thành thấp hơn so với cán bóng, vì vậy nó sẽ giúp tiết kiệm được chi phí. Về thành phẩm thì hình ảnh nó sẽ không chối sáng những về độ sắc nét và độ bền sẽ không bằng với cán màng bóng.

Tìm Hiểu Về Cán Màng Mỏng Và Cán Màng Bóng Trong In

Máy Cán Màng Toàn Tự Động SADF-540 tại Sansin Tam Tín

 Qua bài viết trên hi vọng có thể giúp bạn có thể hiểu rõ hơn về sự khác nhau giữa cán màng mờ và cán màng bóng, để có thể chọn lựa  phương pháp cán màng thích hợp cho các ấn phẩm in ấn của mình nhất. Vì giữa hai loại hình kỹ thuật cán màng bóng và cáng màng mờ đều mang đặc tính khác nhau, nó phải phụ thuộc vài miếng in và hình thức sử dụng ra sao nữa. Do đó nên căn nhắc và tìm hiểu trước khi chọn lựa kỹ thuật cán màng cho mình nhé

Mọi thắc về kỹ thuật cũng như máy móc cán màng hãy liên hệ về Sansin Việt Nam để được giải đáp mọi thắc mắc. Sansin Việt Nam với kinh nghiệm về máy móc in ấn và chất lượng tại Việt Nam nhiều năm qua. Luôn hứa hẹn và nâng cao đổi mới từng ngày đem lại cho khách hàng nhiều loại máy móc hiện đại và chất lượng, đáp ứng tốt nhu cầu của ngành in ấn ngày nay.

Trả lời